6. Bố cục luận văn
3.2.1. Biện pháp so sánh
So sánh là biện pháp đem một sự vật này đối chiếu với một sự vật khác có cùng sự tương đồng để hướng đến một kết luận cụ thể, làm cho lập luận trở nên lôi cuốn, thu hút người đọc, từ đó tạo nên hiệu quả lập luận cao.
“Quyền lực như “con ngựa” bất kham, ai không đủ nhân cách mà được giao cầm cương thì nó sẽ phá tung, gây đổ ngã và làm chết cả những người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay
những kẻ bất tài, tham lam” [tr.13, số 9-2016].
Quyền lực trong lập luận trên đây, được so sánh như “con ngựa” bất kham, như “con dao” hai lưỡi. Từ đặc điểm của con ngựa và đặc điểm của con dao hai lưỡi, chúng ta đi đến nhận thức rằng: sử dụng quyền lực không phải là điều dễ dàng. Nếu quyền lực được sử dụng đúng mục đích là phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước thì giống như “ngựa phi nước đại”, mọi việc đều thành công. Nhưng nếu quyền lực được sử dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thì giống như con ngựa bất kham, sẽ hất ngã người cưỡi nó và giống như con dao hai lưỡi, sẽ làm hại người cầm dao. Như vậy, quyền lực phải được giao cho người phù hợp và phải được sử dụng đúng mục đích thì quyền lực mới phát huy giá trị tích cực của nó.
“Có lẽ so với rất nhiều địa phương thì tài nguyên thiên nhiên của Hà Nội không nhiều. Dân cư cũng chưa phải đông nhất so với cả nước. Nhưng với một vị trí chính trị và địa lý thuận lợi, từ lâu Hà Nội đã trở thành chốn
“hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của
các bậc đế vương muôn đời” [tr.34, số 4-2014].
Với biện pháp so sánh, tác giả làm nổi bật một Hà Nội tuy không dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, dân số không phải đông nhất nước nhưng “từ lâu Hà Nội đã trở thành chốn “hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời”, nhờ có vị trí chính trị và địa lý thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác.
“Những năm qua, hợp tác đa phương Đông Á tiến triển chậm hơn so với các mô hình hợp tác khác, trong đó việc Trung Quốc và Nhật Bản tranh giành quyền chi phần xác lập các luật chơi khu vực
được coi là một nguyên nhân then chốt” [tr.53, số 8-2017].
Hợp tác đa phương đang là xu thế thời đại. Tuy nhiên, sự tranh đua của Trung Quốc và Nhật Bản - hai nước láng giềng có vị trí nổi trội ở Đông Á đã làm cho hợp tác đa phương khu vực Đông Á tiến triển chậm hơn so với các mô hình hợp tác khác, mà nguyên nhân then chốt chính là do Trung Quốc và Nhật Bản tranh giành quyền xác lập các luật chơi khu vực. Bằng biện pháp so sánh, tác giả đã lập luận: sở dĩ hai nước chưa có được tiếng nói chung là vì mỗi nước đều luôn tìm cách nắm lấy vai trò lãnh đạo duy nhất đối với khu vực.