Lý lẽ ngoại tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 44 - 50)

6. Bố cục luận văn

2.2. Lý lẽ ngoại tại

Lý lẽ ngoại tại ngược lại với lý lẽ nội tại. Đây là kiểu lý lẽ tồn tại một cách hiển nhiên không thể chối cãi, buộc mọi người phải thừa nhận. Kiểu lý lẽ này thường dựa vào các bằng chứng cụ thể.

Để khẳng định đến sức mạnh của ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, mưu trí sáng tạo và nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong đánh thắng giặc ngoại xâm hung bạo, có quân số, vũ khí, trang bị lớn mạnh rất nhiều lần, Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Hồng Quân đã lập luận:

“Lịch sử hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm đã chứng tỏ, mặc dù là dân tộc nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ, luôn phải đương đầu với kẻ thù hung bạo, có quân số, vũ khí, trang bị lớn mạnh gấp nhiều lần, song kẻ thù đều bị thất bại trước ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, mưu trí, sáng tạo và nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo”

Trong đoạn viết trên, tác giả đã dùng lý lẽ ngoại tại từ “lịch sử hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm” của dân tộc Việt Nam để chứng minh cho người đọc thấy rằng, nhờ “ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, mưu trí, sáng tạo và nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo” mà dân tộc Việt Nam - một “dân tộc nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ” đã tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn, đánh bại cả những “kẻ thù hung bạo, có quân số, vũ khí, trang bị lớn mạnh gấp nhiều lần”. Đây là kiểu lý lẽ ngoại tại được dựa trên chứng cứ lịch sử để lại.

“CMTM Nga thắng lợi đã mở đường cho chủ nghĩa Mác-Lê nin lan tỏa tới tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, soi sáng con đường đấu tranh cho nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh; xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống hệ thống thuộc địa của chúng để giành được tự do,

độc lập, đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội” [tr.8, số 9-2017].

Trong ví dụ trên, Đại tá Lê Thế Mẫu đã khẳng định ý nghĩa lịch sử của thắng lợi CMTM Nga, không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới. Nhờ có thắng lợi của CMTM Nga mà nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh đã tìm được ngọn lửa soi đường cho cuộc đấu tranh xóa bỏ ách thống trị, thoát khỏi cảnh thuộc địa, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Bằng chứng từ thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh: nhờ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin và những giá trị của cuộc CMTM Nga mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành công, nổi bật là thắng lợi rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Khẳng định sự vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, tác giả Hồng Vinh đã dựa vào thực tế phát

triển của đất nước để đưa ra các lý lẽ ngoại tại để thuyết phục và các lý lẽ này cũng đã được kiểm chứng.

“Ba mươi năm sau ngày thành lập Đảng, tại cuộc mít tinh tổ chức đúng ngày 03/2/1960 tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng khẳng định: “Với tất cả đức tính khiêm tốn của người cộng sản, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại !”

Vĩ đại, bởi ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam ! Vĩ đại bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước ! Vĩ đại bởi người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thụ sau ! Vĩ đại bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa, khắc phục ! Vĩ đại bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối,

chủ trương, chính sách hợp lòng Dân - ý Đảng ! [tr.8, số 2-2017]

Các lý lẽ ngoại tại về sự vĩ đại của Đảng ta đó là “đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam”, “lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước”, “người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thụ sau”, “dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa, khắc phục”, “điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng Dân - ý Đảng”. Thực tế cho thấy, sau 10 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, Đảng ta đã tự phê bình nghiêm khắc, rút ra những bài học sâu sắc để đến năm 1986, Đảng ta ban hành “Cương lĩnh đổi mới đất nước”, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, hăng hái thực thi với sự tâm huyết, sáng tạo. Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cả về đối nội và đối ngoại. Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập

trung bình và vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đã trở thành đối tác toàn diện với Mỹ - một đất nước đã từng bao vây cấm vận đối với Việt Nam.

Lý lẽ ngoại tại là những lý lẽ dựa vào quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, của thế giới tự nhiên, quy luật của đời sống xã hội, của tâm lý con người mà bất cứ ai cũng không thể đi ngược lại được. Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng lập luận:

“Thế giới và cuộc sống quanh ta không đứng yên, không cố định, không bất biến, mà ngược lại nó phải vận động, biến đổi liên tục, không ngừng. Vận động là phương thức tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng là một sự vận động, do vậy, nó cũng là tất yếu khách quan. Ba mươi năm qua, Đảng ta đã có chủ trương phải tiếp tục đổi mới, mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn. Chủ trương đó là đúng, rất đúng

và không thể bàn cãi” [tr.18, số 11-2017].

Lý lẽ được sử dụng trong ví dụ trên là lý lẽ ngoại tại, được dựa trên quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Qua đó, tác giả khẳng định tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng là một sự vận động mang tính tất yếu khách quan nên “vận động, biến đổi liên tục, không ngừng”. Chính vì vậy, để “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo chiều hướng tốt, tích cực, có lợi thì Đảng ta phải “đổi mới, mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn” để phù hợp với quy luật vận động đó. Thực tế đã chứng minh, trong suốt chặng đường lãnh đạo đất nước, Đảng ta đã luôn tìm tòi, nghiên cứu, ban hành nhiều chủ trương đổi mới để phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và sự đổi mới đó đã đem lại những thành tựu to lớn, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, mở rộng hoạt động ngoại giao...

Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn tồn tại hai mặt: tích cực và tiêu cực, ưu điểm và khuyết điểm. Vì vậy, để sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển hoàn thiện, cần phải làm phát huy những mặt tích cực, ưu điểm và kiềm chế, khắc phục, điều chỉnh những mặt tiêu cực, khuyết điểm; ngược lại nếu không khắc phục, kiềm chế và điều chỉnh những mặt tiêu cực, khuyết điểm thì sự vật, hiện tượng sẽ khó phát triển, thậm chí khó tồn tại. Đại tá Lê Thế Mẫu đã dựa trên lý lẽ ngoại tại về tính hai mặt của sự vật, hiện tượng để chỉ ra rằng: CNXH tuy có nhiều điểm ưu việt nhưng cũng giống như các sự vật, hiện tượng khác, nó cũng mang trong mình những khiếm khuyết nhất định cần phải điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống, với yêu cầu phát triển của xã hội. Sở dĩ, CNXH ở Liên Xô rơi vào khủng hoảng là do các nhà lãnh đạo nước này đã chủ quan, duy ý chí, không tuân theo quy luật của tự nhiên, từ đó xóa bỏ sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, thay vào đó là sự tách biệt siêu hình và giả tạo giữa sản xuất với nhu cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng.

Lý lẽ ngoại tại cũng có thể là một kinh nghiệm, một chân lý được đúc kết qua thực tiễn: có lòng tin của nhân dân là có tất cả.

“Trong chính trị chân chính (chứ không phải mị dân), khi có lòng tin bền vững của nhân dân thì có tất cả. Khi lòng tin không còn thì sẽ mất tất cả. Lòng tin của nhân dân là nền tảng chính trị quan trọng nhất của chính quyền. Không còn nền tảng đó thì chông chênh và nếu không sớm khắc phục, để ngày càng trầm trọng hơn thì trước sau gì cũng sụp đổ chế độ. Không thể khác ! Không có cái gì thay thế được. Bạo lực

càng không phải là giải pháp đối với nhân dân” [tr.12, số 10-2016].

Lý lẽ mà Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng sử dụng là lý lẽ ngoại tại, dựa trên chân lý đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đẩy thuyền cũng là

vạn lần, dân liệu cũng xong” để nói về sức mạnh của lòng dân. Chân lý này luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Bất cứ chủ trương nào cũng vậy, dù có ưu việt đến đâu nhưng khi không được nhân dân đồng tình, hưởng ứng thì chủ trương có hay đến mấy cũng chỉ nằm ở trên giấy; ngược lại, chủ trương dù không ưu việt nhưng phù hợp với lòng dân, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân thì dù khó khăn đến mấy cũng sẽ thành hiện thực, cũng sẽ thành công. Thực tế đã chứng minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, ngoài sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, thì sức mạnh của nhân dân mới là yếu tố quyết định. Trong phát triển đất nước thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, Đảng ta cũng đã xác định mục tiêu là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả vì lợi ích của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Lý lẽ ngoại tại cũng có thể là những giá trị đạo đức chuẩn mực, được xã hội công nhận, chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta có chuẩn mực phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” rất đặc biệt, rất cao quý, mà mỗi người dân, ai ai cũng có thể nhận thức được và trân trọng nó. Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã lập luận về chuẩn mực đạo đức của Bộ đội Cụ Hồ như sau:

“Nói đến chuẩn mực phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” là nói đến những chuẩn mực giá trị về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của người quân nhân cách mạng. Đó là lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn; tình đoàn kết quân với dân như cá với nước; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh, thủy chung son sắt với bạn bè quốc tế, … Hình ảnh

“Bộ đội Cụ Hồ” đi vào đời sống xã hội và lịch sử dân tộc, là phần thưởng cao quý đối với quân đội và trở thành một trong những giá trị

tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh” [tr.6, số 12-2016].

Như vậy, lý lẽ ngoại tại có sức thuyết phục rất lớn vì nó không bị phụ thuộc vào người lập luận mà chỉ phụ thuộc vào điều hiển nhiên đúng, hiển nhiên tồn tại.

Lý lẽ ngoại tại phụ thuộc vào hoàn cảnh của lập luận nên nó rất phong phú và đa dạng về biểu hiện. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi không thể mô tả hết các biểu hiện của lý lẽ ngoại tại mà chỉ mô tả một số ví dụ tiêu biểu, những biểu hiện còn lại chúng tôi thống kê cụ thể trong phần phụ lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)