Kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 76 - 81)

6. Bố cục luận văn

3.1.2. Kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, không chỉ kiểu cấu trúc câu ghép có dùng kết tử mới có khả năng lập luận mà kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi cũng là một loại câu có khả năng lập luận và đạt được tính thuyết phục cao. Việc sử dụng kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi trong lập luận nhằm xác nhận, khẳng định một vấn đề nào đó. Chẳng hạn:

“Liệu Nga có khoanh tay đứng nhìn khi Lực lượng can thiệp châu Âu đến hoạt động can thiệp tại đây ? Liệu Nga sẽ không phản ứng gì nếu EU lôi kéo các quốc gia láng giềng của Nga, các quốc gia thuộc không gian hậu Xô viết tham gia vào hoạt động của các lực lượng này ? [tr.45, số 11-2018].

Đây là hai câu hỏi được đặt ra khi Lực lượng can thiệp châu Âu lớn mạnh về quân sự và mở rộng các hoạt động ra khu vực nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga, trong khi Nga đang ra sức lấy lại vị thế ở Xy-ri, nơi đây là căn cứ hải quân, không quân duy nhất của Nga ở Trung Đông. Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng: Nga sẽ có hành động đáp trả khi Lực lượng can thiệp châu Âu có hoạt động gây ảnh hưởng đến Nga. Các câu hỏi ở ví dụ trên có các từ để hỏi là “LIỆU”, có thể được mô hình hóa là: LIỆU A CÓ B ? LIỆU A SẼ B ?

“Liệu các cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành đã thực sự hiểu và thấm nhuần các quan điểm mới của Đảng ta về văn hóa chưa ? Tại sao có lúc có nơi người ta sẵn sàng hy sinh cái văn hóa để làm kinh tế, sẵn sàng từ bỏ danh hiệu di sản văn hóa để lấy chỗ làm kinh doanh ? Liệu câu hỏi

đó có cần thiết đặt ra đối với Hà Nội không ? [tr.36, số 04-2014].

Lập luận được thể hiện bằng ba kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi. Và tương tự như ở lập luận ở trên, kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi thứ hai cũng

là câu trả lời cho kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi thứ nhất. Còn kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi thứ ba lại là một câu trả lời cho chính mình, với mô hình. Bởi vì theo lập luận này, do cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành chưa thực sự hiểu biết và thấm nhuần quan điểm của Đảng về văn hóa nên sẵn sàng gạt bỏ văn hóa qua một bên để làm kinh tế; trong khi đó, Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến, là nơi hội tụ của tinh hoa văn hóa của cả nước nên rất cần thiết phải dẹp bỏ lợi ích kinh tế để giữ gìn các giá trị văn hóa, đặc biệt là những giá trị đã trở thành di sản trên mảnh đất thủ đô. Ba cấu trúc câu có chứa từ để hỏi trong ví dụ trên được mô hình hóa lần lượt là: LIỆU A ĐÃ B CHƯA ? TẠI SAO A ĐỂ B ? LIỆU A CÓ B KHÔNG ? Các từ để hỏi trong các câu đó là

“LIỆU … CHƯA”, “TẠI SAO”, “LIỆU … KHÔNG?”.

“Một câu hỏi quan trọng đặt ra là, liệu sự phân cực và biến động như vậy có khả năng làm cho Hoa Kỳ sẽ ở vào thế tương tự như Anh vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hay không ? Và câu trả lời là “có” thì

nước nào sẽ có đủ khả năng thay thế Hoa Kỳ ?” [tr.44, số 04-2014].

Ví dụ trên có hai câu hỏi nhưng chỉ có một câu hỏi có kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi, với mô hình hóa là: LIỆU A CÓ B KHÔNG ? với các từ để hỏi là “LIỆU … KHÔNG ?”. Điều thú vị là, kiểu cấu trúc câu không chứa từ để hỏi lại là câu trả lời cho kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi. Ở đây, tác giả chưa xác định được nước nào sẽ thay thế cho Hoa Kỳ khi mà nước này rơi vào vào thế tương tự như Anh vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (tức là mất vị trí độc tôn về kinh tế) do sự phân cực và biến động của kinh tế toàn cầu.

“Liệu cuộc khủng hoảng U-crai-na có thể thúc đẩy nước Mỹ kết thúc chiến lược hướng nội để chuyển sang chiến lược hướng nội hay

không ? [tr.54, số 4-2018]

Cấu trúc câu chứa từ để hỏi ở đây là “LIỆU … HAY KHÔNG”, với mô hình hóa là “LIỆU A CÓ THỂ B HAY KHÔNG ?”.

“Phải chăng, một số thế lực ở Mỹ đang mượn cớ “chống khủng bố” để thực hiện chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh ?” [tr.57, số 8-2014]. Từ để hỏi trong ví dụ trên là “PHẢI CHĂNG ?” và cấu trúc câu được mô hình hóa là: PHẢI CHĂNG A ĐỂ B ?

“Vậy mà hiện nay đi ngoài phố, ngay cả ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật của chúng ta, ngay cả ở thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu nữa, rất nhiều bảng hiệu người ta viết toàn tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Hàn, tiếng Nhật, “không thèm” viết tiếng Việt, không biết để cho

sang, cho oai, để làm ra vẻ “Tây” hay sao ? [tr.13, số 5-2014].

Lập luận trên cũng sử dụng cấu trúc câu có từ để hỏi, với từ để hỏi là

“KHÔNG BIẾT … HAY SAO ?” được mô hình hóa là: A KHÔNG BIẾT B HAY SAO ?”.

“Chẳng hạn, những khuyến nghị đối đầu về quân sự, phát động chiến tranh chống Trung Quốc là gì, nếu không phải là khuyên chúng ta “chui vào bẫy khiêu khích” của Trung Quốc, gây ra thảm họa cho cả hai dân tộc ? Những ngôn từ và hành vi kỳ thị, bài xích người Hoa, là gì, nếu không phải là biến hành động chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc thành chống nhân dân Trung Quốc, chống các công ty Trung Quốc đang làm ăn ở Việt Nam, làm tổn hại đến nền kinh

tế Việt Nam ? [tr.23-24, số 8-2014].

Trong ví dụ trên, cấu trúc câu có chứa từ để hỏi là các từ “LÀ GÌ, NẾU KHÔNG PHẢI LÀ” với mô hình hóa là: “A LÀ GÌ, NẾU KHÔNG PHẢI LÀ B ?” Câu hỏi trong lập luận trên không phải để hỏi mà là để khẳng định mạnh mẽ rằng: “những khuyến nghị đối đầu về quân sự, phát động chiến tranh chống Trung Quốc” là “khuyên chúng ta “chui vào bẫy khiêu khích” của Trung Quốc, gây ra thảm họa cho cả hai dân tộc”, “Những ngôn từ và hành vi kỳ thị, bài xích người Hoa” chính là “biến hành động chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền

Trung Quốc thành chống nhân dân Trung Quốc, chống các công ty Trung Quốc đang làm ăn ở Việt Nam, làm tổn hại đến nền kinh tế Việt Nam”.

“TẠI SAO” cũng là từ để hỏi trong lập luận. Chúng ta xem xét ví dụ sau đây:

“ Tại sao Mỹ và các nước EU không hề lên án các lực lượng đối lập đang tổ chức bạo loạn, kích động và chủ động gây đổ máu, hỗn

loạn ở Ucraina ?” [tr.50, số 3-2014].

Với từ để hỏi “TẠI SAO”, ở ví dụ trên, cấu trúc câu được mô hình hóa là: “TẠI SAO A KHÔNG B ?” Lập luận này muốn tìm hiểu lý do Mỹ và các nước EU không có động thái gì đối với các lực lượng gây đổ máu, hỗn loạn ở Ucraina. Qua đây, tác giả cho chúng ta thấy Mỹ và các nước EU có toan tính riêng xuất phát từ lợi ích của họ khi chính quyền Ucraina bị lật đổ.

Bên cạnh đó, “VÌ SAO”, “DO ĐÂU” cũng được sử dụng trong cấu trúc câu có dùng từ để hỏi, với cấu trúc câu được mô hình hóa lần lượt là: “VÌ SAO A LẠI B ?”, DO ĐÂU A LẠI B?”. Kiểu cấu trúc câu này cũng đem lại hiệu quả cao cho lập luận.

“Vì sao Triều Tiên lại tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân chiến lược vào thời điểm này ? Do đâu, một quốc gia đất không rộng, người không đông, với nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, Triều Tiên lại làm chủ được những công nghệ đòi hỏi khoản đầu tư lớn và

tiềm năng trí tuệ rất cao ?” [tr.44, số 4-2016].

Hai câu hỏi trong ví dụ trên, tác giả vừa muốn hỏi, nhưng cũng vừa khẳng định rằng, đất nước Triều Tiên “đất không rộng, người không đông, với nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn” nhưng “lại làm chủ được những công nghệ đòi hỏi khoản đầu tư lớn và tiềm năng trí tuệ rất cao”. Điều này cho thấy, Triều Tiên là quốc gia có tiềm lực quân sự - quốc phòng, trong đó vũ khí hạt nhân là thế mạnh, khiến các nước, trong đó có cường quốc Mỹ phải dè chừng.

“LÀM SAO” cũng là từ để hỏi với cấu trúc câu được mô hình hóa là: “A LÀM SAO ĐỂ B ?”

“Vấn đề còn lại là làm sao để Mỹ gia tăng vị thế, ảnh hưởng của châu Á-Thái Bình Dương theo hướng, vừa duy trì mối quan hệ có lợi

với Trung Quốc, vừa kiềm chế được sự trỗi dậy của Bắc Kinh ?” [tr.57,

số 6-2017].

Lập luận này nhằm mục đích tìm kiếm giải pháp để “Mỹ gia tăng vị thế, ảnh hưởng của châu Á-Thái Bình Dương” nhưng vẫn duy trì tốt “mối quan hệ có lợi với Trung Quốc” và “kiềm chế được sự trỗi dậy của Bắc Kinh”.

“SAO LẠI KHÔNG” cũng là từ để hỏi với cấu trúc câu được mô hình hóa là: “SỞ DĨ A LÀ B, SAO LẠI KHÔNG ?”

“Sở dĩ cán bộ, đảng viên và nhân dân nghi ngờ là có lý do chứ,

và họ có quyền chứ, sao lại không ? [tr.13, số 10-2016].

Ở ví dụ trên, tác giả muốn khẳng định việc cán bộ, đảng viên và nhân dân nghi ngờ, mất lòng tin đối với các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta là có lý do chứ không phải nhận định chủ quan. Lý do đó chính là thực tế nhiều việc giải quyết chưa minh bạch, các vụ việc tham ô, lãng phí xảy ra không ai chịu trách nhiệm, nạn chạy chức chạy quyền … Lập luận này về hình thức là câu nghi vấn nhưng ý nghĩa của nó lại là câu khẳng định.

Như vậy, qua các ví dụ trên đây, kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi sử dụng trong lập luận rất đa dạng và phong phú. Lập luận bằng cấu trúc câu có chứa từ để hỏi, mặc dù hình thức là câu hỏi nhưng thực chất chủ yếu vẫn là để định hướng, dẫn dắt người đọc đi đến một nhận thức, một kết luận cụ thể.

3.2. Một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong lập luận

Khi thực hiện việc lập luận, người lập luận luôn luôn hướng đến một mục đích: làm thế nào để lập luận đạt hiệu quả cao nhất. Khi đó, nhận thức của người tiếp nhận lập luận sẽ đồng nhất với tư tưởng, quan điểm của người lập luận, từ đó làm thay đổi nhận thức, hành động của người tiếp nhận theo

hướng người lập luận. Có như vậy, lập luận mới thành công. Để lập luận thành công, tùy hoàn cảnh cụ thể, người viết sẽ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cụ thể. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả lập luận mà ngữ nghiên cứu đã sử dụng. Đó là biện pháp so sánh, miêu tả và lặp cấu trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)