6. Bố cục luận văn
2.6. Lý lẽ pháp lý
Lý lẽ pháp lý là loại lý lẽ dựa trên cơ sở luật pháp, trong đó có Hiến pháp, luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế để lập luận, đi đến nhận xét, đánh giá hoặc đồng tình, phản đối hành vi, hoạt động của quốc gia, tổ chức hay một cá nhân nào đó.
Thạc sĩ Nguyễn Bá Sơn đã dựa Hiến pháp năm 2013 của nước ta để đưa ra lập luận về nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân là vi phạm pháp luật:
“Quy định của Hiến pháp 2013 là căn cứ để nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đó chính là những hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể là cá nhân, tổ chức. Mặt khác, trên thực tế, hoạt động lợi dụng tôn giáo có tác động tiêu cực, với nhiều mức độ khác nhau, đến các lĩnh vực đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Vì vậy, đánh giá hoạt động nào đó có phải là lợi dụng tôn giáo hay không trước hết phải dựa vào hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, không được trừu tượng, nhất là xác định các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm (tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi). Những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ này được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng …” [tr.12, số 11-2018].
Tiến sĩ Trương Minh Tuấn cũng đã dựa trên lý lẽ pháp lý để lập luận về hoạt động báo chí. Đó là, luật pháp không cho phép viết những tin bài chống chế độ đăng tải trên báo chí chính thống. Vì vậy, thực tế có một số nhà báo có thái độ nước đôi: viết trên báo chính thống thì né tránh những vấn đề “họ tự cho là nhạy cảm” nhưng mặt khác lại lợi dụng blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hay gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối …
“ Luật pháp nước ta không cho phép viết những tin bài chống chế độ đăng tải trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề “họ tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hay gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám
đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng” [tr.7, số 6-2017].
Để khẳng định quyền dân tộc tự quyết, tác giả Hữu Đoàn cũng dựa trên lý lẽ pháp lý là luật pháp quốc tế để khẳng định rằng quyền dân tộc tự quyết đối với việc thiết lập chế độ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội là trên cơ sở chủ quyền quốc gia, không nước nào có quyền xâm phạm:
“Theo luật pháp quốc tế, quyền dân tộc tự quyết được tiếp cận với tư cách là quyền của quốc gia - dân tộc, là chủ thể của luật pháp quốc tế, nó gắn bó hữu cơ với quyền con người và được ghi nhận trong
nhiều văn bản pháp lý quan trọng. Đó là quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập chế độ chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
trên cơ sở chủ quyền quốc gia” [tr.13, số 4-2018].
Lý lẽ pháp lý là loại lý lẽ dựa trên cơ sở luật pháp, có tính chất bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải tôn trọng và chấp hành, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Loại lý lẽ này có tính thuyết phục rất cao vì pháp luật là công cụ bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của xã hội.