Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 28 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

1.2.1.1. Các khái niệm

Đầu tư XDCB là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng

21

cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.

Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là vốn của NSNN được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.

Cho nên, vốn của NSNN chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn NSNN cấp phát cho các đối tượng sau:

Một là, các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển;

Hai là, hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật;

Ba là, chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

Bốn là, các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).

1.2.1.2. Đặc điểm

Bản chất đặc trưng của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là gắn với hoạt động XDCB và gắn hoạt động của NSNN, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN có những đặc điểm sau:

22

- Vốn đầu tư XDCB gắn với hoạt động NSNN nói chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển, do đó việc hình thành, phân bổ, sử dụng và thanh toán được thực hiện chặt chẽ theo luật định, được quốc hội phê chuẩn và hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt hàng năm;

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và các công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi của xã hội theo qui định của luật NSNN và các luật khác. Do đó việc đánh giá hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường;

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các qui trình đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khâu kết thúc dự án, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý các dự án đầu tư, từ khâu qui hoạch, thiết kế đến thi công, nghiệm thu và sử dụng, bảo trì sau đầu tư;

- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong nước cũng như ngoài nước và đối tượng sử dụng cũng rất đa dạng, bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước.

Từ những đặc điểm trên chúng ta nhận thấy vốn đầu XCDB từ NSNN có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Chính vì vậy, quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN cần phải có những nguyên tắc, biện pháp và trình tự quản lý, cấp phát vốn riêng dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi NSNN nói chung và được vận dụng phù hợp với đặc điểm của đầu tư XDCB.

1.2.1.3. Vai trò

Vốn đầu tư XDCB là một phần của vốn đầu tư phát triển của NSNN, được hình thành từ sự huy động của nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB

23

nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân.

Vốn đầu tư XDCB tạo ra của cải vật chất cho xã hội và có xu hướng ngày càng lớn dần trong nền kinh tế sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển phù hợp với định hướng của nhà nước.

Vốn đầu tư XDCB tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước thông qua việc chuyển giao công nghệ, mua sắm trang thiết bị công nghệ mới. Đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động

Vốn đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước; góp phần nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế.

1.2.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Luật NSNN năm 2002 và Luật NSNN sửa đổi bổ sung, nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, vốn đầu XDCB của NSNN được hình thành từ các nguồn sau:

- Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí, lệ phí;

- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam;

- Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước;

- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ;

- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ - Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước;

24

- Vốn huy động từ nhân dân …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)