Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 67)

8. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Trong phần này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:

Phương pháp tiếp cận thực tế tại đơn vị: phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu, thu thập các tài liệu về công tác tổ chức và qui trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản KBNN Bình Định như các văn bản pháp quy, dự án, dự toán, số liệu chi NSNN,…

Phương pháp phân tích: chủ yếu tổng hợp, so sánh số kế hoạch so với

thực tế, số dự toán với số thực tế để nhận xét và đánh giá.

2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi

2.2.2.1 Công tác tổ chức bộ máy kiểm soát chi

Trong Ban lãnh đạo KBNN tỉnh, Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Bình Định gồm có: Tại Cơ quan Kho bạc tỉnh có phòng Kiểm soát chi gồm 10 cán bộ. Trong đó có 2 thạc sỉ và 8 tốt nghiệp đại học. Phòng Kiểm soát chi có một trưởng phòng, một phó phòng và 8 cán bộ. Trưởng phòng phụ trách chung công việc được phân cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban lãnh đạo KBNN tỉnh. Trưởng phòng phụ trách kiểm tra tổ chức điều hành công việc chuyên môn của phòng. Phụ trách kiểm tra hồ sơ và ký các chứng từ thanh toán các nguồn vốn trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Phó phòng phụ trách kiểm tra hồ sơ và ký các chứng từ thanh toán các nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn tiền gửi của các đơn vị dự toán. Phụ trách công tác tổng hợp báo cáo, điện báo và một số công tác khác do trưởng phòng phân công.

60

2-3 cán bộ làm công tác kiểm soát chi đối với huyên, thị xã. Riêng KBNN thành phố Quy Nhơn có 4 cán bộ làm công tác kiểm soát chi.

Công tác phân cấp thực hiện nhiệm kiểm soát TTVĐT như sau: Phòng Kiểm soát chi NSNN thực hiện kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, các dự án có nhiều nguồn vốn cả ngân sách tỉnh và ngân sách huyện và một số dự án thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Tổ Tổng hợp - Hành chính tại KBNN huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác kiểm soát chi một số dự án thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn chương trình mục tiêu quốc gia được KBNN Bình Định ủy quyền và trực tiếp kiểm soát chi nguồn vốn ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn.

Đánh giá chung về thực trạng cơ cấu bộ máy và năng lực của cán bộ làm công tác kiểm soát chi:

Theo mô hình phân công tổ chức hiện nay, công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Bình Định do 2 Phòng khác nhau thực hiện, trong đó:

Phòng Kiểm soát chi thực kiểm soát chi đầu tư XDCB và vốn các chương trình mục tiêu.

Phòng Kế toán kiểm soát chi thanh toán, tạm ứng chi thường xuyên; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nhỏ hơn 01 tỷ đồng.

Vì vậy, khi một dự án được đầu tư bằng nhiều loại nguồn vốn khác nhau sẽ dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ, chủ đầu tư sẽ phải đi lại rất vất vả để gặp cán bộ kiểm soát chi của mỗi bộ phận mới có thể xin cấp vốn cho dự án, gây ra mất thời gian và làm chậm tiến độ của dự án. Điều này cũng thể hiện chưa có sự chuyên môn hóa cao trong công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.

61

tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tương đối phù hợp. Phòng Kiểm soát chi tại Cơ quan Kho bạc tỉnh gồm 10 cán bộ. Trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và 08 cán bộ. Tại KBNN huyện, Thị xã, thành phố bố trí từ 02 đến 03 cán bộ làm công tác kiểm soát chi, trong đó có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó. Việc bố trí lãnh đạo phòng tại KBNN tỉnh và KBNN huyện, thị xã, thành phố tương đối phù hợp. Tuy nhiên, với 08 cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi tại tỉnh và 01 đến 02 cán bộ tại huyện như vậy là chưa hợp lý, quá ít so với khối lượng công việc được giao. Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hệ thống mẫu biểu báo cáo ngày càng nhiều và thu thập số liệu báo cáo còn mang tính thủ công, chưa lấy được số liệu báo cáo từ các chương trình ứng dụng. Nhiều dự án có Tổng mức đầu tư lớn, đền bù giải phóng mặt bằng nhiều, Áp lực công việc phải làm ngoài giờ thứ bảy, chủ nhật. Những tháng cuối năm khối lượng công việc nhiều phải làm thêm cả ban đêm. Vì vậy dẫn đến chất lượng công việc giải quyết đạt thấp, sai sót xảy ra nhiều… cá biệt còn có trường hợp cấp phát sai nguồn vốn, vượt kế hoạch vốn hàng năm được bố trí cho dự án.

Về trình độ và năng lực đội ngũ làm công tác kiểm soát chi: Tại KBNN tỉnh và KBNN cấp huyện cán bộ làm công tác kiểm soát chi tương đối lớn tuổi, hầu hết đều được đào tạo không chính quy. Hàng năm cũng ít được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Một số cán bộ lớn tuổi còn chưa đáp ứng được yêu cầu, giải quyết công việc còn mang tính kinh nghiệm, chưa thích nghi kịp việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệm vụ kiểm soát chi. Cá biệt có cá nhân do yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn khách hàng không thấu đáo dẫn đến khách hàng phải đi lại nhiều lần gây bức xúc cho khách hàng làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN. Một bộ phận cán bộ không tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

62

2.2.2.2 Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Bình Định

Công tác kiểm soát chi đầu tư tại KBNN Bình Định được thực hiện từ năm 2000, cho đến nay quy trình kiểm soát chi đầu tư đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, đầu tiên là quyết định 601 KB/QĐ/TTVĐT ban hành ngày 28/10/2003 sau đó là quyết định 297/QĐ-KBNN ngày 18/05/2007, quyết định 686/QĐ-KBNN ngày 18/08/2009 và hiện đang có hiệu lực thi hành là quyết định 282/QĐ-KBNN được KBNN ban hành ngày 24/04/2012.

Nhìn chung quyết định 282/QĐ-KBNN đã khắc phục được một số nhược điểm của các qui trình trước đây như: đã xác định thời điểm chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán, giảm bớt khâu trung gian và phân định rõ hai giai đoạn kiểm soát và kế toán, đặc biệt là qui định rõ Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này mà chỉ dựa trên cơ sở hồ sơ hợp lý, hợp pháp do chủ đầu tư gửi đến KBNN.

Qui trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Bình Định được thực hiện theo Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 20 tháng 4 năm 2012 của KBNN. Quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Bình Định được phác họa như sau:

- Chi tiết qui trình:

Khi có phát sinh nhu cầu thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư gửi đến KBNN Bình Định các loại hồ sơ, thủ tục như sau:

Về hồ sơ, chứng từ: Có hai loại tài liệu phải gửi tới KBNN Bình Định là tài liệu gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có điều chỉnh, bổ sung và tài liệu gửi cho từng lần tạm ứng hoặc thanh toán. Tùy thuộc vào kế hoạch vốn được giao, hồ sơ gửi một lần đến KBNN Bình Định được chia ra cho từng trường hợp: Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư,

63

vốn chi cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Sau khi nhận đầy đủ các loại hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi của KBNN Bình Định thực hiện kiểm soát và luân chuyển chứng từ qua 8 bước thực hiện. Có 4 cán bộ, 2 lãnh đạo KBNN Bình Định tham gia vào quá trình này, trường hợp chi bằng tiền mặt thì có thêm 1 cán bộ kho quỹ tham gia thực hiện.

(Qui trình được tóm tắt ở Sơ đồ 2.3)

Về hồ sơ, chứng từ

a. Tài liệu gửi một lần

Vốn chuẩn bị đầu tư:

- Tài liệu để mở tài khoản, bao gồm: Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư (trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu); quyết định thành lập Ban quản lý dự án; Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán); Giấy đề nghị mở tài khoản; Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký;

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu; - Bão lãnh thực hiện hợp đồng.

Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: văn bản cho phép tự thực hiện của cấp có thẩm quyền, dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.

Vốn thực hiện đầu tư:

- Tài liệu để mở tài khoản, bao gồm: Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư (trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu); Quyết định thành lập Ban quản lý dự án; Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng

64

đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán); Giấy đề nghị mở tài khoản; Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký.

Đối với dự án vốn trong nước:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).

Riêng đối với dự án ODA: ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có). Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng). Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn,

65

chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt.

Đối với trường hợp tự thực hiện:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

- Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt.

Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề

66

xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng công trình (không tách thành dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư) thì ngoài các tài liệu như qui định tại điểm 1, mục II phần II của quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN: phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường và hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt).

- Đối với dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách địa phương; dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư (dự án độc lập, dự án thành phần) được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình của các Bộ, cơ quan trung ương giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện:

- Đối với vốn chuẩn bị đầu tư.

+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; + Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu;

- Đối với vốn thực hiện dự án.

+ Dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và văn bản phê duyệt dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư.

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt).

+ Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)