Kiến nghị với các Bộ ngành, địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 109)

8. Kết cấu của luận văn

3.4. Kiến nghị với các Bộ ngành, địa phương

Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu ngày càng bị hẹn hẹp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN, hệ thống KBNN đã có nhiều nổ lực trong việc kiểm soát chi

102

đầu tư, đảm bảo mục tiêu vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho các chủ đầu tư; đồng thời, phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để công tác quản lý vốn đầu tư XDCB được đồng bộ, kiến nghị các Bộ, ngành và địa phương một số nội dung sau:

3.4.1. Kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương

Khi ban hành cơ chế về quản lý đầu tư và xây dựng cần đồng bộ từ các cấp, các ngành, bởi vì đầu tư XDCB là một quá trình kéo dài từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thực hiện trong tất cả quá trình đầu tư. Do đó, một sai sót trong quá trình chuẩn bị đầu tư hay thực hiện đầu tư đều ùn tắc tại cơ quan quản lý thanh toán vốn.

Nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự toán công trình. Dự toán công trình là một thành phần của hồ sơ thiết kế, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư, kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản lý, kiểm soát mọi chí phí của dự án. Trong thời gian qua, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư, dự toán công trình có chất lượng không cao, thường xuyên được điều chỉnh gây khó khăn trong khâu kiểm soát thanh toán do vậy đề nghị Bộ Xây dựng cần siết chặt qui định về lập và thẩm định dự toán để việc quản lý chi phí dự án đúng kế hoạch và chặt chẽ tạo điều kiện để lập kế hoạch NSNN chính xác, phù hợp.

Nâng cao chất lượng công trình gắn với siết chặt công tác lựa chọn nhà thầu. Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Thực tế cho thấy bên

103

cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Ngoài ra công tác bảo trì còn chưa được coi trọng đúng mức, nhiều công trình không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đúng thời hạn làm cho công trình xuống cấp nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do công tác lựa chọn nhà thầu chưa thực hiện đúng qui định, chủ đầu tư vì lý do khách quan chủ quan còn lạm dụng hình thức chỉ định thầu, cố tình chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. VÌ vậy kiến nghị Bộ Kế hoạch đầu tư, UBND các cấp rà soát, hoàn thiện qui chế đầu thầu. Công tác đấu thầu và thi công trong XDCB cần phải được giám sát chặt chẽ hơn, bảo đảm được tính công khai, minh bạch và cạnh tranh nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách cũng như bảo đảm cho chất lượng các công trình. Đảm bảo chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực, tiềm lực tài chính để thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công của dự án.

Thực hiện phân công phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư XDCB cho địa phương, cơ sở. Có cơ chế đảm bảo phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào quản lý, thực hiện tốt việc giám sát cộng đồng và đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Cần quy định cơ chế tạm ứng cho phù hợp, số tiền tạm ứng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng tạm ứng để thực hiện việc gì và phải xuất trình đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn tạm ứng với chủ đầu tư hoặc các cơ quan kiểm tra kiểm soát. Việc tạm ứng bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng để đảm bảo cho khoản tạm ứng mà chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu.

104

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư, để phát hiện những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn trong chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, việc áp dụng các định mức đơn giá và nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, việc quyết toán vốn đầu tư và bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng nhằm quản lý chặt chẽ chi phí, tránh lãng phí, tham nhũng, thất thoát tiền của ngân sách góp phần nâng cao chất lượng công trình.

3.4.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định và các ngành địa phương

UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý các dự án đầu tư. Tập trung phân bổ vốn cho các dự án mang tính chất trọng điểm, cấp bách như phòng chống thiên tai, lũ lụt, các dự án đê kè… tránh bố trí dàn trãi vốn. Kiên quyết điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án chậm triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Chỉ đạo, đôn đốc các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển, vay tồn ngân Kho bạc, vì nguồn vốn này phải trả lãi theo quy định. Mặt khác, ưu tiên thanh toán nguồn vốn này trước nếu dự án được bố trí bằng nhiều nguồn vốn, tránh tình trạng vay phải trả lãi mà chậm thanh toán nguồn vốn này cho dự án.

UBND tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các công trình, dự án cho các Sở, ngành đối với nguồn vốn sự nghiệp như: Sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục, văn hoá,… Phân cấp mạnh mẽ cho UBND các cấp đối với nguồn vốn cho các cấp quản lý nhằm chủ động trong công tác lập dự án, triển khai thực hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh.

105

văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB, cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý đầu tư XDCB để các chủ đầu tư, các ban quản lý trên địa bàn áp dụng thực hiện thống nhất.

UBND tỉnh cần nhanh chóng rà soát tổ chức kiện toàn các Ban quản lý Chuyên ngành, các ban quản lý khu vực trên cơ sở các ban hiện có nhằm sớm ổn định cơ cấu tổ chức và thực hiện theo quy định mới. Kiên quyết thay thế các chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý điều hành dự án.

Các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Thực hiện tốt quy định về khen thường và xử phạt hợp đồng theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối chủ trì thường xuyên tổ chức giao ban thường xuyên về đầu tư XDCB, đánh giá, kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, có biện pháp tháo gỡ khó khăn báo cáo UBND tỉnh để tháo gỡ những vướng mắc kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ thanh toán sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành địa phương và UBND các cấp để thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư các dự án UBND các huyện, trong phân cấp phê duyệt, trong bố trí vốn đối ứng. Tăng cường công tác chỉ đạo, trong phân cấp phân chia nguồn thu đẻ thực hiện các dự án chương trình mục tiêu nông thôn mới.

106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên các vấn đề lý luận đã nghiên cứu, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Bình Định; Căn cứ vào các mục tiêu và yêu cầu, định hướng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả đã đề xuất các giải pháp để từng bước tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN nói chung và tại KBNN Bình Định nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ĐT XDCB sử dụng vốn NSNN, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, sai định mức, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát NSNN. Làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia nói chung và NSNN nói riêng. Tiến tới đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng.

Các giải pháp tác giả đưa ra cần có sự nỗ lực của từng cán bộ làm công tác kiểm soát chi, sự phối hợp của các cơ quan tài chính địa phương và các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như sự phối kết hợp của các ngành. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản chế độ trong lĩnh vực kiểm soát chi ĐT XDCB của Bộ Tài chính và KBNN.

107

KẾT LUẬN

Tăng cường kiểm soát chi ngân sách của KBNN là một nội dung quan trọng của chính sách tài chính trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:

Làm rõ, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận về vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB, kiểm soát thanh toán vốn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; kho bạc nhà nước với nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản; nội dung, nguyên tắc và tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN. Từ đó, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm và cách thức tổ chức của KBNN trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước và kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách;

Dựa trên mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và các qui định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB, mức độ hài lòng của chủ đầu tư đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại KBNN Bình Định, trong đó tập trung chủ yếu vào cách thức tổ chức thực hiện cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Từ đó, chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian qua tại KBNN Bình Định;

108

pháp cụ thể, bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện qui trình kiểm soát chi vốn đầu tư, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ... nhằm tăng cường công tác kiểm soát đối với hoạt động kiểm soát chi đầu XDCB từ nguồn NSNN của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Bình Định nói riêng. Từ đó, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung và trong quản lý, điều hành NSNN nói riêng.

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế, nên những giải pháp được nêu ra trong luận văn chỉ là những ý kiến ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp, nhằm đạt được sự hiệu quả trong hoạt động của KBNN và sự tuân thủ các luật lệ qui định.

Với khả năng và điều kiện còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì vậy, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP.HCM, (2012), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông. [2] Văn Thị Thanh Yên (2010), Nghiên cứu hoàn thiện công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Quảng Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng,

[3] Tác giả Ngô Thành Linh (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

[4] Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.

[5] Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

[6] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[7] Trần Minh Hiếu (2015), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Dĩ An đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ, Đại học Lạc Hồng.

[8] Văn Cao (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Định Quán tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Công Thương số 5-2016

[9] Nguyễn Thị Thanh Diệu (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ, Đại học Lạc Hồng.

[10] Nguyễn Văn Mạnh (2014), Hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cấp Tỉnh, qua Kho bạc nhà nước Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

[11] Nguyễn Thế Sáu (2006), Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[12] Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám thống kê các năm 2016, 2017, 2018.

PHỤ LỤC Phục lục 01

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính gửi: - Các đơn vị giao dịch

Hiện tại tôi đang làm luận văn chuyên ngành kế toán (Trường Đại học Quy Nhơn), tôi đang thực hiện đề tài: “Nâng Cao Kiểm Soát Nội Bộ Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước Bình Định“.

Mong Anh (chị) dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi thuộc về vấn đề có liên quan đến đề tài này để tôi có cơ sở phù hợp đề ra những giải pháp trong luận văn của mình. Câu trả lời của Anh (chị) nhằm mục đích nghiên cứu, do vậy mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật. Xin vui lòng đánh dấu vào ô phù hợp nhất theo suy nghĩ và thực tế làm việc của các Anh (chị) về những vấn đề được nêu ra dưới đây.

Nếu anh (chị) đồng ý chọn mức độ nào thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng, có 4 mức đánh giá như sau:

- Tốt: Hoàn thành xuất sắc nội dung đưa ra

- Khá: Hoàn thành ở mức độ tương đối chưa tốt lắm - Trung bình: Chưa đạt theo yêu cầu nội dung đưa ra. - Yếu: Không đạt được theo yêu cầu đề ra.

Phần thứ nhất – Thông tin chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kiểm soát nội bộ chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)