7. Bố cục của luận văn
2.4.2. Nghĩa hàm ẩn của hội thoại trong Sử thi Đăm Săn
Trong tác phẩm cuộc thoại hàm ẩn chỉ có tần số 27 lần, chiếm 38,6%; chủ yếu được diễn ra ở những cuộc thoại đề cập đến vấn đề cưới hỏi của người Ê-đê (18/27 cuộc thoại), 9 cuộc thoại hàm ẩn còn lại diễn ra ở cuộc chiến giữa Đăm Săn với các Mtao.
Ví dụ 58:
Hơ Nhị: (...) Danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, nghe đông tây đâu đâu cũng nói Hơ Nhị, Hơ Bhị như gốc nhiều cành, như cây nhiều nhánh, anh em lắm, họ hàng nhiều. Thế mà sao cho đến nay chúng tôi cứ đườn đườn như cây pụt ải, chúng tôi vẫn thui thủi một mình.
Y Đhing: Ơ em, vậy thì lòng em đã ưng ai, bụng em đã thương ai, ai là người em đã để ý? [42;44]
Mục đích nói của Hơ Nhị hướng đến việc nhờ các anh em của mình đi hỏi chồng giúp nhưng cô không nói thẳng ý định mà sử dụng cách nói ví von với hàng loạt những hình ảnh so sánh: như gốc nhiều cành, như cây nhiều nhánh, như cây pụt ải. Nghĩa hàm ẩn đã được Hơ Nhị sử dụng rất khéo léo trong phát ngôn của mình. Tuy nhiên, nghĩa hàm ẩn ấy đã được Y Đhing tiếp nhận và hồi đáp một cách hết sức tế nhị.
trai nào đó đã yêu nhau, gia đình nhà gái nhờ dăm dei đến nhà chàng trai để hỏi cưới. Vì thế, Y Đhing đã thay mặt dòng họ Hơ Nhị đến nhà Hơ ị hỏi cưới Đăm Săn.
Ví dụ 59:
Hơ Lị: Thưa anh em, vì đâu xui khiến mà chiêng leo giàn bếp, bậc quyền môn lại đến với kẻ tiện ti, bỗng dưng anh em lại hạ cố đến nhà tôi lần này vậy?
Y Đhing: Ấy, xin người chị em đừng vội dấp rừng chầm lối. Từ nay, hai nhà chúng ta lại đi lại làm thân, chúng ta lại cùng nhau kẻ mua người bán. Bên này làng ta, bên kia cũng làng ta, hai bãi thả trâu bò sẽ liền làm một.
[42;46]
Trong lời thoại này xuất hiện một cách nói ví von khi sử dụng hình ảnh “chiêng”: Hơ ị ví khách như cái chiêng (quý) còn mình thì như cái giàn bếp đầy bụi bặm. Hình ảnh ấy giống như câu thành ngữ quen thuộc khi đón khách quý của người Việt: “rồng đến nhà tôm!”.
Câu trả lời của Y Đhing mang hàm ẩn bày tỏ thiện chí muốn kết thông gia với dòng họ nhà Hơ ị. Cách nói đặt ra hai vế đối xứng: “hai nhà chúng ta lại đi lại làm thân - chúng ta lại cùng nhau kẻ mua người bán; bên này làng ta - bên kia cũng làng ta”.
Đây là cách nói rất thường gặp để tạo nên nghĩa hàm ẩn trong Sử thi Đăm Săn. Đồng thời, cách xưng hô cũng cho thấy các nhân vật giao tiếp trong cuộc thoại hàm ẩn có mối quan hệ ngang vai.
Ví dụ 60:
Hơ Âng: Thưa anh em, đây, công đuổi chim sẻ thì một đốt mía, công đuổi chim ngói thì một quả chuối, công anh em lặn lội đến nhà tôi thì xin có cái vòng đeo tay này để đền đáp. Em tôi quả là đứa chẳng được việc gì. Nó sẽ không biết rọ chiêng xiềng voi cho Hơ Nhị. Nó sẽ không biết thắng ngựa,
không biết giữ gìn chiêng ché cho Hơ Nhị đâu.
Y Đhing: Không biết rọ chiêng cũng cứ được đi chị ạ. Không biết xiềng voi thắng ngựa, không biết giữ gìn chiêng ché cũng chẳng sao. Miễn là chúng tôi có người ở bên gùi quí, có người ngồi trên chiếu, ôn lại các vụ việc ông bà xưa để lại (...) [42;50]
Nghĩa hàm ẩn được thể hiện rõ nét trong lời của Y Đhing, nhưng nếu không phải là người Ê-đê hoặc người am hiểu về văn hóa Ê-đê thì sẽ không thể lí giải được phát ngôn ấy. Y Đhing chấp nhận Đăm Săn làm rể của dòng họ mình mặc cho chàng trai ấy không có tài năng đặc biệt, chỉ cần Đăm Săn đáp ứng được ba nhu cầu của người chồng (cương vị người chủ của nhà vợ) trong văn hóa mẫu hệ, đó là:
“1. Giữ cái sóng (gùi quý), tức là cái gùi đựng khố váy áo quý, nữ trang, bùa ngải... của gia đình vợ;
2. Ngồi trên chiếu, tức ngồi trên cái chiếu dành cho người chủ nhà để tiếp khách;
3. Khi có tranh chấp kiện cáo về các vụ việc ông bà xưa của phía vợ để lại, thì đứng ra bênh vực cho quyền lợi nhà vợ.” [42;50]
Theo tục Chuê-nuê của người Ê-đê, “nếu trong hai vợ chồng có một người chết thì gia đình người quá cố phải tìm người thế vào (...) Cụ thể là khi người vợ chết, người chồng sẽ lấy em vợ (nếu không có thì lấy em họ vợ), còn khi người chồng chết, người vợ sẽ lấy em trai hoặc cháu trai (cháu gọi bằng cậu), hoặc người em họ chồng (con của dì)” [19;30]. Chính vì vậy, sau khi Đăm Săn chết, người nhà Hơ Nhị đã đến nhà Hơ Âng để hỏi người làm nuê.
Ví dụ 61:
Y Suh: Tôi đến đây vì người quá cố như lúa mục cỏ nát, bị ma quỷ bắt đi. Vậy thì dầm sàn gãy phải thay dầm sàn khác, giát sàn nát phải giậm lại cho lành, người này chết đi phải chắp vào bằng một người khác (...)
Hơ Âng: Thưa anh, vậy thì bụng anh đã ưng ai, lòng anh đã nhằm ai, ai là người anh đã để ý?
Y Suh: Cậu chết thì ghép cháu lại, bà chết thì ghép cháu bà. Con chị, chị sẽ mua; con em chị sẽ mượn, con tù trưởng nhà giàu chị sẽ mướn thuê.
Hơ Âng: Ơ anh, ơ anh, chúng tôi chỉ có mỗi thằng bé còn đang tuổi vọc đất, còn đang tuổi bám thang, mới biết đi, biết chạy (...)
Y Suh: (...) Cứ được đi chị ạ, nuê còn nhỏ, chúng tôi sẽ dìu dắt. Chồng còn bé, chúng tôi sẽ nán chờ. Vì bạn ấy là cháu của ông cậu ngày xưa, nên chúng tôi muốn được gần gũi. [42;112]
Cuộc thoại diễn ra với những câu nói ví von đan xen các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Những phát ngôn của Y Suh bao chứa nghĩa hàm ẩn muốn xin Đăm Săn cháu về làm nuê và khẳng định Đăm Săn cháu là nuê duy nhất của dòng họ ấy. Điều này phù hợp với nguyên tắc Chuê-nuê: “Nếu người nuê còn nhỏ, người được nuê phải có trách nhiệm chăm lo nuê của mình cho đến ngày khôn lớn (từ khoảng 13 tuổi trở lên mới được coi là chính thức nuê”
[19;30]
Xét về cấu trúc ngữ pháp, những phát ngôn trên thuộc loại câu ghép, kết hợp các biện pháp so sánh, phóng đại, ẩn dụ, hoán dụ... Đây là những phương thức làm tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn cho những phát ngôn mang nghĩa hàm ẩn. Bên cạnh đó, nghĩa hàm ẩn của hội thoại trong Sử thi Đăm Săn còn là cơ sở để xác định các hình thức liên kết hội thoại của tác phẩm.
Từ những phân tích trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, cơ sở của việc hình thành nghĩa tường minh và hàm ẩn của hội thoại trong Sử thi Đăm Săn là yếu tố văn hóa cộng đồng; đặc biệt là văn hóa mẫu hệ tuân thủ tục Chuê-nuê.
cấu trúc ngữ pháp của các phát ngôn hàm ẩn là câu ghép.
Thứ ba, lớp từ xưng hô được tuân thủ chặt chẽ trên cơ sở của mối quan hệ liên nhân và phép lịch sự.
Thứ tư, các biện pháp tu từ so sánh, phóng đại, ẩn dụ, hoán dụ được sử dụng linh hoạt, giúp tăng phần sinh động và hấp dẫn cho mặt biểu hiện ngữ nghĩa trong Sử thi Đăm Săn.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở chương 2, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc hội thoại trong Sử thi Đăm Săn, từ đó có một số nhận xét sau:
Về cuộc thoại, đó là sự phổ biến của hình thức song thoại sang đa thoại; quan hệ vai thường gặp là vai trên – vai dưới; hoàn cảnh giao tiếp chủ yếu là cộng đồng và đích cơ bản của các cuộc thoại thường mang tính tích cực.
Về đoạn thoại, phần lớn là các đoạn thoại ngắn, với sự tham gia của hai hoặc nhiều nhân vật tham gia hội thoại; các đoạn thoại thường tuân theo nghi thức văn hóa; hoàn cảnh giao tiếp cộng đồng có phần chiếm ưu thế hơn.
Về cặp thoại, số lượng cặp thoại tương đối lớn, cặp thoại được sử dụng nhiều nhất là cặp thoại một tham thoại, tiếp theo là hai tham thoại và cuối cùng là dạng thức ba tham thoại; các cặp thoại thường mang tính tích cực thể hiện rõ vai trò và chức năng của các nhân vật giao tiếp.
Hội thoại trong Sử thi Đăm Săn có sự kết hợp hài hòa giữa nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn; nếu nghĩa tường minh cho thấy cách nghĩ, cách sống, cách cảm của người Ê-đê thì nghĩa hàm ẩn lí giải được nguồn gốc và cách thức biểu hiện của văn hóa mẫu hệ trong đời sống của người Ê-đê.
Những đặc điểm nói trên có thể được đánh giá từ nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất nó cho thấy sự đan xen giữa người kể chuyện và nhân vật, qua đó tạo nên tính đa thanh cho tác phẩm. Đồng thời sự tác động qua lại khá nhịp nhàng của các phát ngôn đã cho thấy tính linh hoạt của ngôn ngữ hội
thoại trong quá trình hành chức, nhờ đó người đọc nhận ra được đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Ê-đê ở Tây Nguyên.
Chƣơng 3 - HÌNH THỨC HỘI THOẠI SỬ THI ĐĂM SĂN