Số lượng nhân vật của các đoạn thoại trong Sử thi Đăm Săn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong sử thi đăm săn (Trang 44 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Số lượng nhân vật của các đoạn thoại trong Sử thi Đăm Săn

Trong Sử thi Đăm Săn, có tất cả 114 đoạn thoại. Đó là các đoạn thoại được đặt tên bằng các số thứ tự từ 1 đến 114. Cụ thể: có 79/114 đoạn thoại có hai nhân vật tham gia (song thoại); 32/114 đoạn có nhiều nhân vật tham gia; chỉ có 3/114 đoạn thoại có ba nhân vật tham gia thoại. Sở dĩ như vậy là có sự chi phối của tính chất các cuộc thoại. Số lượng nhân vật của các đoạn thoại trong Sử thi Đăm Săn được thể hiện qua bảng sau:

Hình thức Tần số Tỉ lệ (%)

2 nhân vật 79 69,3%

3 nhân vật 3 2,6%

Nhiều nhân vật 32 28,1%

Tổng 114 100%

Ví dụ 22: Đoạn thoại 80 diễn ra giữa Đăm Săn, những người anh em vợ và các tù trưởng trong cuộc khiêu chiến với Mtao Mxây:

Đăm Săn: Bớ các con, xô đổ cái bờ rào này đi xem nào!

Y Suh, Y Sah: Chu cha, cha ơi! Chúng tôi chịu rồi đó! Dù anh có giết, có vứt như đồ bỏ đi, chúng tôi cũng đành chịu!

Đăm Săn: Hỡi những người anh mặc giáp sắt, hỡi những người em mặc giáp lưới! Hỡi những trang tù trưởng trẻ nhà giàu tài ba xinh đẹp! Hỡi các người thử vào xô xem nào!

bỏ đi, chúng tôi cũng không làm gì hơn được! [42;87]

Các nhân vật tham gia hội thoại tuân thủ tuyệt đối các phương châm hội thoại, thực hiện đúng lượt lời và vị thế của mình; đồng thời tham gia cộng tác hội thoại một cách lịch sự, nhịp nhàng, qua đó người đọc thấy được mối liên hệ liên nhân giữa các nhân vật với nhau. Điều này chứng tỏ vai trò điều hành nội dung giao tiếp của nhân vật có vị thế trên (Đăm Săn).

Trong đoạn thoại ta thấy các nhân vật sử dụng cách diễn đạt lời thoại dài, trong đó có sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa để biểu đạt, nhưng tất cả chỉ hướng vào một nội dung chính mà nhân vật muốn truyền tải. Đồng thời, cũng có những đoạn thoại, chỉ trong một chuỗi ngữ lưu nhưng nhân vật giao tiếp lại hướng lời nói của mình vào hai đối tượng khác nhau, nhằm hai mục đích nói khác nhau.

Ví dụ 23:

Hơ Âng: Thưa anh em dù anh em có gạn được óc rùa, có vắt được nước hoa tong bi, có ép được dầu từ một tảng đá bàn thì với con một nhà tù trưởng, khi người ta đã không bằng lòng lấy em gái các anh, thiết nghĩ anh em cũng không làm gì được người ta đâu. Tốt hơn cả, anh em nhận lấy cái chiêng này. Tốt hơn cả anh em hãy nhận lấy cái la này.

Y Đhing: Chúng tôi lấy chiêng lấy la làm gì nhỉ! ra anh bạn Đăm Săn cho chúng tôi là một bọn còn non choẹt, còn chưa vương hương nghệ được là bao, chắc gì đã biết kiếm cho em mình một người chồng rồi đó. g i Y Đhang, Y Lang) Ơ Y Đhang ơi, ơ Y Lang ơi. uá ngoài cổng làng có xử chém kẻ lạ nào đâu! Các người hãy đi lấy dây cột trâu cột bò nhà này lại giết ăn xem nào! Thử xem người ta còn cho chúng ta là bọn còn non choẹt, hương nghệ chưa vương được là bao, chắc gì đã biết kiếm cho em mình một người chồng không nào. [42;50]

Đhing, còn các nhân vật Y Đhang và Y ang chưa góp mặt); nhưng xét về nội dung phát ngôn thì nó có đến ba nhân vật tham gia thoại bởi sự xuất hiện của Y Đhang và Y ang (nhân vật ẩn lượt lời). Trong Sử thi Đăm Săn, kiểu thoại này khá phổ biến vì hoạt động của các nhân vật không mang tính cá nhân mà thường hướng vào tính cộng đồng, mang tinh thần chung của một tập thể.

Những phân tích trên đã cho thấy mối tương quan giữa số lượng nhân vật và số lời thoại được phát ngôn; đây là cơ sở để xác định dung lượng (độ dài, ngắn) của đoạn thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong sử thi đăm săn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)