7. Bố cục của luận văn
1.3.1. Khái quát về sử thi Đăm Săn
Trong Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, tác giả Đỗ Hồng Kỳ đã đưa ra khái niệm về sử thi như sau: “Người Ê Đê có thể loại văn học dân gian tổng hợp gọi là klei khan, gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là sử thi dân gian” [19;76].
Nếu xét theo góc độ ngôn ngữ của từng nhóm người Ê-đê thì nhóm Ê- đê Kpă gọi là khan, nhóm Ê-đê Mdhur gọi là cơ-năk, một số nhóm khác gọi là
ghan. Trong tiếng Ê-đê, klei là lời/ bài, khan là hát kể; nhưng hát kể ở đây không phải hát thông thường mà hát bao hàm ý nghĩa ngợi ca. Cho nên klei khan được hiểu là một hình thức truyện kể tổng hợp, được thông qua hát kể.
Sử thi Đăm Săn đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. G. Condominas - nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp đã nghiên cứu các khía cạnh về phương diện xã hội học, dân tộc học của tác phẩm Đăm Di và Đăm Săn; ông ca ngợi khan Đăm Săn: “Người ta không thể nói về văn hóa dân gian Đông Dương nguyên thủy mà không nhớ ngay đến một cái đầu đề: Trường ca Đăm Săn. Bài thơ tuyệt vời này, bài thơ lớn đầu tiên ai cũng biết trong văn học truyền miệng của các bộ tộc ở nội địa miền Trung Việt Nam, hiện nay hiển nhiên vẫn là một tuyệt tác”. [45;230]
Có thể tóm tắt sơ lược Khan Đăm Săn thành bốn phần cụ thể như sau: (1) Đăm Săn chấp nhận lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị trong bối cảnh cả con người và thần linh đều theo tập tục Chuê-nuê.
(2) Đăm Săn tiến hành săn bắt, sản xuất, tiến đánh các tù trưởng gian tham, hiếu sắc, xác lập địa vị và danh tiếng của người giàu có, hùng mạnh.
(3) Đăm Săn đi chặt cây thần và cầu hôn với nữ thần Mặt Trời. (4) Đăm Săn chết trong đầm lầy và sự xuất hiện của Đăm Săn cháu.
Qua đó, ta thấy Khan Đăm Săn chính là mô hình thu nhỏ của xã hội tộc người Ê-đê cổ đại. Chính vì thế, Sử thi Đăm Săn đã trở thành một tuyệt tác của kho tàng văn học thiểu số Việt Nam. Khan Đăm Săn xây dựng hình tượng nhân vật Đăm Săn tài giỏi trong lao động và chiến đấu. Đó là nhân vật hoàn thiện, hoàn mĩ về tất cả các mặt: sức mạnh, đạo đức, tài năng, ngoại hình, trang phục, vũ khí. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến những vấn đề cơ bản của xã hội Ê-đê như: tục Chuê-nuê (nối dây, nối dòng), cuộc đấu tranh giữa các tù trưởng để giành lại vợ, lấy lại quyền uy cho gia đình, dòng họ...
khá chân thực và sinh động, trong đó nổi bật hình tượng các nhân vật: nhân vật người anh hùng (nhân vật trung tâm), nhân vật Mtao (tù trưởng), nhân vật nữ tài sắc, nhân vật Aê Du, Aê Diê (ông Trời). Mối quan hệ giữa các nhân vật được biểu hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ hội thoại.