Vai trò của kali và canxi đối với thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 28 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

1.7. Vai trò của kali và canxi đối với thực vật

1.7.1.Vai trò của kali đối với thực vật

Ở điều kiện thông thường là muối ở dạng rắn kết tinh màu trắng, không cháy và hòa tan trong nước. Nó được sử dụng khá phổ biến làm phân bón, cung cấp cả kali lẫn lưu huỳnh.

Trong cây lúa, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) tính theo chất khô chiếm khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm, lân và kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân và kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ

vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp prôtein, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra, kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa, làm giảm nguy cơ gây hại do sâu bệnh, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng lúa. Bón cân đối giữa đạm, lân và kali nhằm làm cho cây lúa hút nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho lúa sống khỏe mạnh, năng suất cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển tốt, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa (Nguyễn Đình Giao và cs, 2001).

Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt. cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-2/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng xuất đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.

Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+, cần hạn chế sử dụng phân bón clorua kali (KCl)

Kali là nguyên tố cây hút nhiều tương đương như nitơ và nhiều hơn phospho, song nghiên cứu về kali chỉ mới được tiến hành một cách bài bản khoảng hơn 10 năm trở lại đây khi mà kali trở thành yếu tố hạn chế dinh dưỡng hàng đầu. Nhiều nghiên cứu cả cơ bản, cả ứng dụng về kali và phân kali trên các loại đất và cây trồng khác nhau; về động thái kali trong đất, trong

cây; về liều lượng, dạng loại kali; về vai trò kali đối với năng suất và đặc biệt với chất lượng nông sản, với sự làm giảm sâu, bệnh hại…(Công Doãn Sắt, Đỗ Trung Bình, cộng tác viên, 1994, 1996, 1997, 2000, 2002) [9].

Trong nông nghiệp KClO3 được dùng làm phân bón cung cấp kali cho cây. Kali có tác dụng tăng khả năng giữ nước của các keo sinh chất do đó làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét cho cây, đặc biệt là các loại cây trồng sống trong những vùng mà khả năng hút nước bị hạn chế. Mặt khác, KClO3 còn được dùng để kích thích cây ăn trái ra hoa trái vụ và được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu.Phần Lan nó được bán dưới tên thương mại Fegabit.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)