Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lúa trồng trên đất nhiễm mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 57 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.5. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lúa trồng trên đất nhiễm mặn

mặn trong chậu

3.5.1.Chiều cao cây lúa trồng trong chậu

lúa cao khoảng 90 - 100 cm được xem là lý tưởng về năng suất

Mặc dù tính trạng chiều cao cây do gen quy định nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là kỹ thuật canh tác như chế độ nước, bón phân,... giống có chiều cao cây trung bình sẽ hạn chế đổ ngã, góp phần tăng năng suất [8].

Sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa ĐV108 được trình bày ở bảng 3.11

Bảng 3.11. Chiều cao của cây lúa qua các thời điểm

CTTN Các giai đoạn (cm ) Giai đoạn đẻ nhánh Giai đoạn làm đòng Giai đoạn trổ bông CT1 (ĐC) 37,24 48,70 68,80 CT2 45,78 57,38 78,12 CT3 43,70 55,90 73,40 CT4 44,34 55,58 72,84 CT5 42,58 53,98 71,12 CT6 41,56 51,22 70,72 CT7 39,10 49,58 69,16 Mức ý nghĩa * * * CV (%) 7,46 6,32 4,46 LSD0,05 1,95 1,61 1,67

- Ở giai đoạn đẻ nhánh, chiều cao cây lúa đạt từ 37,24- 45,78 cm, trong đó cao nhất ở CT2 (45,78 cm) và thấp nhất ở CT1( ĐC) (37,24 cm).

- Ở giai đoạn làm đòng, chiều cao cây đều tăng nhanh, đạt từ 48,70 - 57,38 cm, trong đó chiều cao cây đạt cao nhất ở CT2 ( 57,38 cm), thấp nhất ở CT1 (48,70 cm). Sau giai đoạn này cây chuyển sang giai đoạn trổ bông.

- Ở giai đoạn trổ bông chiều cao cây giữa các công thức đạt từ 68,80 - 78,12 cm. Trong đó cao nhất ở CT2 (78,12 cm), thấp nhất ở CT1 (68,80 cm). Ở giai đoạn trổ bông, cây lúa đã chuyển sang thời kỳ chín nên chiều cao của

cây lúa hầu như không tăng thêm, nếu so với cây lúa ĐV108 trồng trên đất không nhiễm mặn thì chiều cao cây lúa ở các CTTN giảm. Điều này phù hợp với nhận định của Zelensky (1999) (dẫn theo Nguyễn Thanh Tường), cho rằng cây lúa dưới tác động của điều kiện mặn cùng với các công thức thí nghiệm làm cho sự sinh tổng bị ức chế nên chiều cao cây thấp hơn.

Từ số liệu và những nhận xét trên cho thấy xử lý KClO3 và Ca(NO3)2

với các nồng độ khác nhau đã có ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn.

Sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa ĐV108 qua các giai đoạn được minh họa qua biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5. Chiều cao cây lúa qua các giai đoạn

Chiều cao cây lúa có biểu hiện giảm xuống ở công thức đối chứng khi không xử lý các công thức. Bởi vì, mặn hạn chế sự hấp thu nước và dưỡng chất của cây lúa dẫn đến làm cản trở sự phát triển thân lá (Thirumeni and Subramanian, 1999) [17].

Nồng độ K+, vốn được coi là ion có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức trương tế bào, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các cơ quan của cây trồng. Trong vùng đất nhiễm mặn nồng độ K+ thấp (Hossain và cs, 2011). Nhiều nghiên cứu cho rằng duy trì nồng độ K+ cao trong thân góp phần

tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)