Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến chiều dài cây mầm và rễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.2.2. Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến chiều dài cây mầm và rễ

rễ mầm của lúa

Trong điều kiện mặn chiều dài cây mầm và rễ mầm có thể bị ức chế sinh trưởng, phát triển. Vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2

đến chỉ tiêu này chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.3, 3.4.

Bảng 3.3. Chiều dài rễ mầm của lúa qua các thời điểm

Đơn vị tính: mm

Công thức 48 giờ % so với ĐC 72 giờ % so với ĐC

CT1 (Đ/C) 10,12a 100,00 11,85a 100,00 CT2 15,33f 115,48 18,71a 157,89 CT3 13,14e 129,84 15,40c 129,95 CT4 11,75d 116,10 12,81b 108,10 CT5 10,40ab 102,75 12,22d 102,36 CT6 10,53bc 104,05 12,77b 107,76 CT7 10,82c 106,91 13,03b 109,95 Mức ý nghĩa * * CV (%) 16,25 17,40 LSD0,05 0,37 0,42

Ở thời điểm 48 giờ chiều dài của rễ mầm ở các công thức đạt từ 10,12– 15,33 mm, xử lí KClO3, Ca(NO3)2 đều cao hơn so với đối chứng, cao nhất ở CT2 (15,33 mm), thấp nhất CT1 (10,12 mm)

Ở thời điểm 72 giờ chiều dài của rễ mầm ở các công thức dao động từ 11,85 – 18,71 mm, xử lí KClO3, Ca(NO3)2 đều cao hơn so với đối chứng, cao nhất ở CT2 (18,71 mm), thấp nhất ở CT1 (11,85 mm)

Bảng 3.4. Chiều dài cây mầm qua các thời điểm

Đơn vị tính: cm

Công thức 48 giờ % so với ĐC 72 giờ % so với ĐC

CT1 (Đ/C) 0,82a 100,00 0,93a 100,00 CT2 1,27f 154,87 1,57f 168,81 CT3 1,14e 139,02 1,40e 150,53 CT4 0,91b 110,97 1,31d 140,86 CT5 0,96bc 117,07 1,43e 153,76 CT6 0,99cd 120,73 1,18c 126,88 CT7 1,05d 128,04 1,13b 121,50 Mức ý nghĩa * * CV (%) 19,04 16,66 LSD0,05 0,07 0,03

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy chiều dài cây mầm ở các công thức đều sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 48 giờ chiều dài cây mầm ở các công thức dao động từ 0,82 – 1,27 cm, thấp nhất là ở CT1 (ĐC) và cao nhất là ở CT2 (tăng 54,87% so với ĐC).

Ở thời điểm 72 giờ chiều dài thân mầm ở các công thức dao động từ 0,93 – 1,57 cm, thấp nhất là ở CT1 (ĐC) và cao nhất là ở CT2 (tăng 68,81% so với ĐC).

Khi xử lý KClO3 với các nồng độ khác nhau thì làm tăng chiều dài cây mầm và rễ mầm. Vì kali giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước làm cho cây lúa không bị mất nước và làm trung hòa hàm lương NaCl trong đất. Ngoài ra nồng độ ion K+ điều tiết áp suất thẩm thấu và khả năng tăng trưởng của tế bào. Hoạt động này sẽ giúp cây mầm và rễ mầm duy trì lượng lớn ion K+ và hạn chế hấp thu ion Na+

Khi xử lý Ca(NO3)2 với các nồng độ khác nhau thì làm tăng chiều dài cây mầm và rễ mầm. Vì canxi giúp cải tạo đất mặn, giúp cây mau bén rễ và hồi phục nhanh sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)