Động thái đẻ nhánh của lúa trồng trong chậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 60 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.5.2 Động thái đẻ nhánh của lúa trồng trong chậu

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn (khoảng 15 - 20 nhánh). Tuy nhiên số nhánh hữu hiệu chỉ chiếm 20 - 30% tổng số nhánh. Những nhánh vô hiệu với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón tăng diện tích lá, tăng độ ẩm trong đồng ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển gây hại.

Đẻ nhánh là một đặc điểm của giống có tính di truyền nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như mật độ cấy, chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh... Những giống đẻ sớm và đẻ tập trung thì thường cho tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với những giống đẻ muộn và đẻ không tập trung.

Nghiên cứu động thái đẻ nhánh của lúa thông qua các công thức thí nghiệm nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, đạt được số nhánh cần thiết trên một đơn vị diện tích, là điều kiện cần để đạt được số bông tối ưu và năng suất cao.

Bảng 3.12. Động thái đẻ nhánh của lúa qua các thời điểm

CTTN Ngày sau gieo ( ngày)

21 28 35 42 49 56 63 CT1 (ĐC) 1,60 3,20 4,20 6,60 8,20 7,80 6,00 CT2 1,40 2,60 3,80 6,40 8,20 7,40 6,40 CT3 1,40 3,00 4,60 6,00 7,80 7,20 6,80 CT4 1,20 2,20 3,60 6,20 7,40 7,80 6,60 CT5 1,80 3,60 5,60 7,80 8,80 9,40 8,00 CT6 1,20 2,50 4,20 6,20 7,20 7,40 6,40 CT7 1,40 2,80 4,60 6,20 6,80 7,40 7,00 Mức ý nghĩa * * * * * * * CV (%) 15,14 17,14 10,93 10,26 13,98 12,51 14,97 LSD0,05 0,65 1,38 1,71 1,68 1,24 0,95 1,15

các công thức đạt từ 1,2 - 1,8 nhánh/ cây. Ở thời điểm 49 ngày sau gieo, số nhánh tăng nhanh và đạt trị số cao ở tất cả các công thức dao động (6,8 - 8,8 nhánh). Trong đó, số nhánh nhiều nhất ở CT5 (8,8 nhánh), thấp nhất ở CT7 (6,8 nhánh)

Ở thời điểm 56 ngày sau gieo, động thái đẻ nhánh của lúa ở các công thức có tăng và có công thức giảm xuống so với 49 ngày trước đó.

Ở thời điểm 63 ngày sau khi gieo ở tất cả các công thức số nhánh đều giảm ở các công thức.

Như vậy có thể thấy số nhánh trên cây lúa có sự biến động liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Ở thời điểm 63 ngày là số nhánh giảm ở tất cả các công thức. Điều này chứng tỏ đây là giai đoạn mà mặn ảnh hưởng rõ rệt nhất đến số nhánh của cây lúa. Ở thời điểm này xử lý các công thức đã làm giảm tác hại của mặn đối với cây lúa

Theo nghiên cứu của Akbar và Yabuno, (1974)[5]; Zeng và ctv, (2000)[33], mặn có ảnh hưởng bất lợi lên số nhánh ít hơn lên sự sản xuất hạt và bông. Theo Desai và ctv, (1975) [33], cũng có báo cáo rằng số nhánh giảm một các tuyến tính với việc gia tăng mức độ mặn.

Hàm lượng K+ cao trong cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cây, vừa giúp cây tăng cường tính chống đổ ngã, điều hòa áp suất thẩm thấu vì thế nó ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng của cây và làm giảm tác động của mặn đến khả năng đẻ nhánh [34].

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng kali đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa trong thí nghiệm chúng tôi thấy phù hợp với nghiên cứu một số tác giả.

Sự biến động về số nhánh của giống ĐV108 qua các thời điểm sau khi gieo được minh họa qua biểu đồ 3.7

Biểu đồ 3.6. Động thái đẻ nhánh qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)