Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến tỉ lệ nảy mầm của hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.2.1. Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến tỉ lệ nảy mầm của hạt

Nảy mầm là thời kì đầu tiên trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, quá trình nảy mầm của hạt cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy chúng tôi theo dõi tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa. Để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 với các nồng độ khác nhau đến sự nảy mầm của cây lúa chúng tôi đã tiến hành xác định ở các thời điểm

48 giờ và 72 giờ. Kết quả trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa

Công thức thí nghiệm 48 giờ 72 giờ Tỉ lệ nảy mầm (%) % so với ĐC Tỉ lệ nảy mầm (%) % so với ĐC CT1 (Đ/C) 60,34a 100,00 69,76a 100,00 CT2 81,98e 135,86 91,32f 130,91 CT3 79,88d 132,38 90,07e 129,11 CT4 74,33c 123,18 86,59d 124,12 CT5 69,45b 115,09 83,13c 119,16 CT6 73,52c 121,84 86,78d 124,39 CT7 70,25b 116,42 78,97b 113,20 Mức ý nghĩa * * CV (%) 9,40 8,46 LSD0,05 1,29 1,21

Kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy:

Trong điều kiện xử lý mặn, tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa ĐV 108 ở các công thức thí nghiệm dều tăng

Tỉ lệ nảy mầm của hạt ở các công thức sau 48 giờ có sự dao động từ 60,34 - 81,98 %. Trong các công thức thì công thức đối chứng (CT1) là công thức không xử lý KClO3, Ca(NO3) thì tỉ có lệ nảy mầm thấp nhất (60,34%) Ở các công thức có xử lý KClO3, Ca(NO3) đều làm tăng tỉ lệ nảy mầm so với đối chứng từ 13,18 - 21,64 %. Trong đó CT2 tỉ lệ nảy mầm cao nhất (81,98%) tăng 21,64% so với công thức đối chứng

Tương tự như vậy, ở thời điểm 72 giờ tỉ lệ nảy mầm của các công thức dao động trong từ 69,76 - 91,32%, cao nhất ở CT2 đạt 91,32% (tăng 21,56 % so với đối chứng) và thấp nhất vẫn CT1. Trong các công thức có xử lý hóa chất thì tỉ lệ nảy mầm tăng lên so với công thức không có xử lý hóa chất từ 9,21-21,56%. Trong các công thức xử lý thì công thức xử lý KClO3 10 ppm và KClO3 30 ppm làm tăng tỉ lệ nảy mầm từ 20,31 -21,56% so với đối chứng.

nhập vào trong hạt nhiều hơn nên kìm hãm hoạt động của các enzym hô hấp, ức chế quá trình sinh tổng hợp các chất và phân chia tế bào, giảm khả năng hút nước của hạt. Khi bổ sung KClO3, Ca(NO3)2 thì tỉ lệ nảy mầm của hạt tăng lên, do kali là nguyên tố làm tăng khả năng hút nước của mô và hoạt hóa nhiều enzym như amylase, synthetase, invertase, photphorylase…[8]. Từ đó làm tăng cường độ hô hấp và sinh tổng hợp các chất kiến tạo tế bào mới, kích thích nảy mầm. Ngoài ra caxi còn là thành phần cấu tạo vách tế bào, hoạt hóa nhiều enzym như Protease, ATPase, lipase, xúc tác quá trình tổng hợp protein và lipid, tham gia cấu tạo tế bào, sự có mặt của kali và canxi còn hạn chế sự xâm nhập của ion Na+ vàotrong hạt gây ức chế nảy mầm.

Như vậy, xử lý KClO3, Ca(NO3)2 ở các nồng độ khác nhau đã tác động tích cực đến tỉ lệ nảy mầm của hạt làm cho hạt tăng tỉ lệ nảy mầm so với không xử lí các công thức. Trong các công thức xử lý thì công thức KClO3

1% đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm khá cao so với các công thức khác và so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)