3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
3.4.1. Hàm lượng nước và chất khô trong lá
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật. Nước vừa tham gia cấu trúc cơ thể thực vật, vừa tham gia vào các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây, quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất cây trồng. Trong cơ thể thực vật, nước chiếm khoảng 80 – 90% trọng lượng khô. Hàm lượng nước trong cây thay đổi theo loại thực vật, tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện ngoại cảnh.
Hàm lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp (khoảng 90 -95% chất khô trong cây xanh được tạo thành do quang hợp), phần còn lại do quá trình hút dinh dưỡng khoáng từ đất
Sự tích lũy và vận chuyển chất khô về các bộ phận có ảnh hưởng quyết định đến năng suất của cây trồng [10].
Để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3 và Ca(NO3)2 đến hàm lượng nước và hàm lượng chất khô trong lá lúa giữa các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn của cây lúa, chúng tôi đã tiến hành phân tích và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7, 3.8.
Bảng 3.7. Hàm lượng nước tổng số và hàm lượng chất khô trong lá lúa trồng trong chậu giai đoạn đẻ nhánh
CTTN Nước tổng số (%) Chất khô (%) CT1 (ĐC) 41,45 38,77 CT2 37,50 36,44 CT3 34,65 42,96 CT4 24,25 53,45 CT5 29,70 43,96 CT6 28,85 40,57 CT7 37,95 37,58 CV (%) 15,17 17,75 LSD0,05 0,38 0,20
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:
- Hàm lượng nước tổng số trong lá dao động từ 24,25 – 41,45%, hàm lượng nước tổng số cao nhất là ở CT1 (41,45%) và thấp nhất ở CT4 (24,25%). Hàm lượng nước tổng số ở các công thức có xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 luôn thấp hơn ở công thức đối chứng là do sự xâm nhập của ion kali và canxi vào trong cây thúc đẩy quá trình đồng hóa, làm tăng sự tích lũy chất khô.
- Hàm lượng chất khô trong lá dao động từ 36,44 – 53,45% chất khô, trong đó cao nhất ở CT4 (24,25%). và thấp nhất ở CT2 (36,44%)
Hàm lượng nước tổng số và chất khô trong lá lúa ở giai đoạn đẻ nhánh được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8. Hàm lượng nước tổng số và hàm lượng chất khô trong lá lúa trồng trong chậu ở giai đoạn làm đòng
CTTN Nước tổng số (%) Chất khô (%) CT1 (ĐC) 57,35 34,38 CT2 42,45 35,92 CT3 56,75 36,20 CT4 42,80 34,15 CT5 46,50 37,75 CT6 51,50 35,38 CT7 51,55 34,33 CV (%) 13,26 13,84 LSD0,05 0,31 0,11
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:
- Hàm lượng nước tổng số dao động từ 42,45- 57,35%, trong đó cao nhất ở CT1 (57,35%) và thấp nhất ở CT2 (42,45%).
- Hàm lượng chất khô trong lá dao động từ 34,15- 37,75%, trong đó cao nhất ở CT5 (37,75%) và thấp nhất ở CT4 (34,15%). Nhìn chung sự chênh lệch về hàm lượng chất khô trong lá ở các giai đoạn này không đáng kể
Hàm lượng nước tổng số ở các công thức có xử lý KClO3 và Ca(NO3)2
luôn thấp hơn ở công thức đối chứng là do sự xâm nhập của ion kali và canxi vào trong cây thúc đẩy quá trình đồng hóa, làm tăng sự tích lũy chất khô.
Sự biến động hàm lượng nước và chất khô ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng được thể hiện ở biểu đồ 3.3, 3.4
Biểu đồ 3.4. Hàm lượng chất khô trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng