3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
2.5.3. Một số chỉ tiêu sinh hóa trong lá
- Hàm lượng nước tổng số trong lá: Cân khối lượng lá của 15 lá, sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng không đổi, cân lại khối lượng. Xác định theo công thức:
m (%) =
Trong đó: m1 là khối lượng lá tươi trước khi sấy
m2 là khối lượng lá khi sấy ở nhiệt độ 1050C.
- Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá: Xác định theo phương pháp quang phổ, chiết diệp lục bằng etanol 960 . Lấy dịch chiết cho vào cuvet và đo mật độ quang ở các λ = 665 nm và λ = 649 nm.
Xác định hàm lượng diệp lục theo công thức của Winteamanhs Ca (mg/l) = 13,70 x E665 – 5,76 x E649 Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,60 x E665 C (a+b) (mg/l) = Ca + Cb = 6,10 x E665 + 20,04 x E649 A = P V C . 1000 . ( mg diệp lục/g lá tươi) A: hàm lượng diệp lục (mg/g) V: Thể tích pha loãng (ml) P: trọng lượng lá (g)
- Hàm lương amylose được xác định theo phương pháp Rukhliadeva Geriacheva [11].
Phương pháp này dựa trên sự thủy phân tinh bột bởi enzym có trong chế phẩm nghiên cứu. Đo cường độ màu tạo thành giữa tinh bột và các sảm phẩm tạo thành do enzym phân giải thành các dextrin với iotdine bằng máy quang phổ
- Hàm lượng protein trong gạo được xác định theo phương pháp Bradford [12].
+ Nguyên tắc: Các protein khi phản ứng với thuốc thử Coomassie Brilliant Blue (CBB) sẽ hình thành hợp chất màu có khả năng hấp thụ ánh áng ở bước sóng λ = 595 nm, cường độ màu tỉ lệ với nồng độ protein trong dung dịch. Phương pháp này có độ nhạy cao, cho phép phát hiện tới vài microgam protein/ml, dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian.
+ Cách làm: Nghiền 1g mẫu gạo trong dung dịch đệm Tris-HCl 0,05M, pH 6,8 chứa β-mercaptoethanol 1%, ly tâm hai lần ở 13000 vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt độ 40C, thu dịch nổi làm nguồn protein. Cho vào ống nghiệm 200 µl dung dịch mẫu protein, 2, 3 µl dung dịch thuốc thử Bradford, lắc đều, sau 3 phút (nhưng phải trước 1 giờ) đo độ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng λ = 595 nm. Dựng đường chuẩn protein từ dung dịch BSA nồng độ 1mg/ml, vẽ đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa mật độ quang ở bước song A595 và hàm lượng protein. Từ đó đối chiếu đồ thị chuẩn để tính ra hàm lượng protein trong mẫu
2.5.4. Một số chỉ tiêu nông học của lúa
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất
- Chiều dài lá : Dùng thước kẻ li (cm) đo từ cổ lá đến chóp lá. - Chiều rộng lá: Dùng thước kẻ li (cm) đo độ rộng nhất của phiến lá - Chiều dài bông: Dùng thước kẻ li (cm) đo từ cổ bông đến đỉnh bông. Mỗi công thức xác định 30 cây
2.5.5. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lúa trồng thí nghiệm trong chậu
- Động thái đẻ nhánh: Theo dõi số nhánh định kỳ 7 ngày/lần, theo dõi từ lúc bén rễ hồi xanh đến kết thúc đẻ nhánh. Tiến hành theo đếm số nhánh trên 3 cây cùng với đo chiều cao cây.
- Số nhánh: Đếm tổng số nhánh /khóm
- Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh hình thành bông/ khóm
của cây lúa
2.5.6. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của lúa
Đánh giá các đối tượng sâu, bệnh hại xuất hiện và gây hại trên các giống trong quá trình tiến hành thí nghiệm như: Bệnh khô vằn; đạo ôn, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, … dùng các loại thuốc trừ sâu, bệnh phù hợp
2.5.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa trồng trên đất nhiễm mặn trong chậu và ngoài ruộng
- Số bông/m2 : Đếm số bông trên 6 bui cá thể chọn lọc. Sau đó tính trung bình 6 bụi để có số bông trung bình của một bụi.
Số bông/m2 = số bông trung bình x 33
- Tổng số hạt/bông: đếm tổng số hạt trên từng cá thể chọn lọc - Số hạt chắc/bông: tổng số hạt/bông – số hạt lép.
- Tỷ lệ hạt lép: đếm số hạt lép trên từng cá thể chọn lọc. Tỷ lệ hạt lép (%) = số hạt lép/ tổng số hạt/bông x 100%
- Trọng lượng 1000 hạt: Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy
- Đối với thí nghiệm trong chậu
Năng suất lý thuyết (NSLT) (g/chậu) = số bông /chậu x số hạt chắc/ bông x P1000 hạt/ 1000
Năng suất thực thu (NSTT) : Gặt riêng từng chậu, đem phơi khô đến khi độ ẩm đạt 14%, quạt sạch lấy hạt chắc và đem cân toàn bộ khối lượng ở mỗi công thức thí nghiệm
- Đối với thí nghiệm ngoài ruộng
Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = số bông /m2 x số hạt chắc/ bông x P1000 hạt/ 1000
Năng suất thực thu (NSTT) : Gặt riêng từng công thức thí nghiệm, đem phơi khô đến khi độ ẩm đạt 14%, quạt sạch lấy hạt chắc và đem cân toàn
bộ khối lượng ở mỗi công thức thí nghiệm