3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
3.10. Năng suất lúa trồng goài ruộng có xử lý KClO3và Ca(NO3)2
3.10.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa
Để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến năng suất lúa ĐV108
trồng trên đất nhiễm mặn tại xã PhướcThuận, huyện Tuy Phước, chúng tôi đã chọn ra nồng độ KClO3 10 ppm và Ca(NO3)2 1% là nồng độ có hiệu quả nhất
trong thí nghiệm ở trong chậu để xử lý trên đồng ruộng.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước được chúng tôi trình bày ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa trồng ngoài ruộng Công thức Số bông/m2 (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỉ lệ lép (%) P.1000 hạt (gam) ĐC 294,00 100 6,25 22,12 KClO3 10 ppm 296,00 105 5,44 22,35 Ca(NO3)2 1% 298,00 110 5,19 22,62 - Số bông/m2
Kết quả ở bảng 3.20 thấy, số bông/m2 của các công thức đạt từ 294 - 298 bông /m2. Cao nhất ở công thức có xử lý Ca(NO3)21% với 298 bông/m2, thấp nhất ở công thức đối chứng đạt 294 bông/m2.
- Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc/bông quyết định đến năng suất thu hoạch. Số hạt chắc/ bông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh trong giai đoạn lúa trổ chín và chế độ chăm sóc... Kết quả xác định cho thấy, số hạt chắc/ bông ở các công thức dao động từ 100 - 110 hạt. Số hạt chắc/bông cao nhất ở công thức Ca(NO3)2 1% (110 hạt chắc/bông) và thấp nhất ở công thức ĐC với 100 hạt chắc/bông.
- Tỉ lệ hạt lép (%)
không thuận lợi trong giai đoạn trước, trong và sau khi lúa trổ. Tỉ lệ hạt lép còn phản ánh khả năng chống chịu của giống với điều kiện bất lợi. Tỉ lệ hạt lép cao sẽ làm giảm năng suất của giống. Kết quả đánh giá tỉ lệ hạt lép của các giống cho thấy, các giống lúa trong thí nghiệm có tỉ lệ lép ở mức độ trung bình, dao động trong khoảng từ 5,44-,6,25, trong đó công thức KClO3 10 ppm có tỉ lệ lép chiếm (5,44%), còn ở công thức xử lý Ca(NO3)2 1% tỉ lệ hạt lép là
5,19 % thấp hơn so với đối chứng (5,44%).
- Khối lượng nghìn hạt (P.1000 hạt)
Yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống và chúng có thể thay đổi do tác động yếu tố ngoại cảnh và chế độ thâm canh, nhưng sự biến động không nhiều. Kết quả xác định khối lượng 1000 hạt của lúa ĐV 108 ở các công thức thí nghiệm đạt từ 22,12 – 22,62g, trong đó công thức có xử lý Ca(NO3)21% khối lượng 1000 hạt cao nhất (22,62 g), tiếp theo ở công thức xử lý KClO3 10 ppm (22,35 g) và thấp nhất ở công thức ĐC (22,12 g).
Như vậy, xử lý KClO3 10 ppm và Ca(NO3)21% không ảnh hưởng đến khối lượng nghìn hạt.
3.10.2. Năng suất lúa trồng ngoài ruộng
Bảng 3.21. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lúa trồng ngoài ruộng
CTTN
Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu kg/ DTTN (150 m2) (Tấn/ha) % so với đối chứng kg/ DTTN (150 m2) (Tấn/ha) % so với đối chứng ĐC 97,54 6,50 100,00 95,65 6,37 100,00 KClO3 10 ppm 104,19 6,94 106,76 102,25 6,81 106,90 Ca(NO3)2 1% 111,22 7,41 114,00 108,30 7,22 113,34
- Năng suất lý thuyết (NSLT)
động từ 97,54 – 11,22 kg/150 m2, tương ứng với 6,50 - 7,41 tấn/ha. Trong đó, công thức có xử lý Ca(NO3)2 1% đạt năng suất lý thuyết cao nhất 111,22 kg/150 m2, tương ứng 7,41 tấn/ha và thấp nhất ở công thức ĐC đạt 97,54 kg/150 m2, tương ứng với 6,50 tấn/ha.
- Năng suất thực thu (NSTT)
Năng suất thực thu là khối lượng thực tế thu được trên đơn vị diện tích. Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà chọn tạo giống và người sản xuất rất quan tâm. Kết quả thu hoạch ở bảng 3.21, năng suất thực thu của các công thức biến động từ 95,65 – 108,30 kg/150 m2, tương ứng với 6,37 - 7,22 tấn/ha. Trong đó, công thức có xử lý Ca(NO3)2 1% đạt năng suất cao nhất 108,30 kg/150 m2, tương ứng với 7,22 tấn/ha, tiếp theo đến là công thức xử lý KClO3 10 ppm năng suất thực thu đạt 102,25 kg/150 m2, tương ứng với 6,81 tấn/ha và thấp nhất là ở công thức ĐC đạt 95,65 kg/150 m2, tương ứng với 6,37 tấn/ha.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ĐV108 trồng ngoài đồng ruộng được thể hiện ở biểu đồ 3.10.
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng KClO3 và Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa ĐV108, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- Các chỉ tiêu trong đất trước và sau khi gieo trồng (độ mặn tổng số, hàm lượng mùn tổng số, độ pH, nitơ tổng số, kali tổng số, phospho tổng số có trong đất) đều tăng.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa ĐV 108 ở giai đoạn mầm và cây mạ dưới tác động của mặn có xử lý KClO3, Ca(NO3)2 tăng nhiều so với đối chứng. Nhất là công thức KClO3 10ppm.
- Các số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa trong lá giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng có xử lí mặn giảm so với đối chứng
- các chỉ tiêu phẩm chất của giống lúa ĐV 108 trồng trên đất nhiễm mặn đều tăng hơn sơ với đối chứng
- Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến khả năng chống chịu sâu, bệnh của giống lúa ĐV108 khá cao nhưng ở bệnh lăm lép hạt thì có ở tất cả các công thức.
- Ảnh hưởng của KClO3, Ca(NO3)2 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa ĐV 108 trồng ở trong chậu và ngoài thực tế đồng ruộng đều tăng. Nhất là khi xử lý KClO3 10ppm, Ca(NO3)2 1% thì chất năng suất khá cao.
2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng KClO3 và Ca(NO3)2 đối với giống lúa ĐV 108 trồng trên đất nhiễm mặn.
- Sử dụng KClO3 10 ppm và Ca(NO3) 1% để xử lý cho lúa ĐV 108 trồng ở vùng đất nhiễm mặn ở Phước Thuận và các xã lân cận