Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của lúa trồng trong chậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.5.3. Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của lúa trồng trong chậu

trong chậu

Đối với lúa thì khả năng đẻ nhánh của giống là rất quan trọng. Trên cơ sở đó biết được khả năng đẻ nhánh của từng giống, có thể bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm phát huy tốt tiềm năng của giống.

Ở thời điểm bắt đầu phân hóa đòng, nhánh nào có chiều cao khoảng 2/3 chiều cao thân chính hoặc có khoảng 3 lá thì có thể thành chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dưỡng và môi trường sau đó thuận lợi, ngược lại sẽ chết đi và trở thành nhánh vô hiệu ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [17].

Để tìm hiểu ảnh hưởng KClO3 và Ca(NO3)2 đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.13.

Bảng 3.13 Khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ nhánh hữu hiệu của lúa

CTTN Số nhánh/khóm Số nhánh hữu hiệu/khóm Tỉ lệ nhánh hữu hiệu (%)

CT1 (ĐC) 5,37 3,20 59,59 CT2 5,17 3,40 65,76 CT3 5,25 3,60 68,57 CT4 5,00 3,80 76,00 CT5 6,42 5,00 77,88 CT6 5,01 3,60 71,85 CT7 5,17 3,40 65,76 CV (%) 15,03 17,37 LSD0,05 1,02 1,20 Số nhánh/ khóm ở các công thức thí nghiệm đạt từ 5,00 - 6,42 nhánh/ khóm. Trong đó, số nhánh cao nhất ở CT5 (6,42 nhánh) và thấp nhất ở CT4 (5,00 nhánh) (giảm so với công thức ĐC là 5,37 nhánh).

Số nhánh hữu hiệu /khóm các công thức đạt từ 3,20 - 5,00 nhánh/ khóm. Trong đó cao nhất ở CT5 (5,00 nhánh), thấp nhất ở CT1 ( 3,20 nhánh)

Tỉ lệ nhánh hữu hiệu ở các công thức đạt từ 59,59 - 77,88 %. Trong đó, cao nhất ở CT5 (77,88 %) và thấp nhất ở CT1 (59,59 %).

Qua kết quả thu được chúng tôi thấy xử lý Ca(NO3)2 1% tỉ lệ nhánh hữu hiệu của cây lúa đạt trị số cao nhất.

Biểu đồ 3.7.Tỉ lệ nhánh hữu hiệu

3.5.4. Thời gian sinh trưởng lúa trồng trên đất nhiễm mặn trong chậu

Sự ức chế sinh trưởng của cây dưới tác động mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trên đất mặn, thực vật chịu mặn ngừng sinh trưởng do ion Na+, Cl- xâm nhập vào các tế bào làm ức chế quá trình trao đổi chất. Nồng độ muối càng cao thì sự sinh trưởng kìm hãm. Vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3 và Ca(NO3)2 đến thời gian sinh trưởng của cây lúa qua các giai đoạn, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Thời gian sinh trưởng của lúa trồng trên đất nhiễm mặn

CTTN

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng Giai đoạn gieo – mạ Giai đoạn mạ - đẻ nhánh Giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng Giai đoạn làm đòng – trổ Giai đoạn trổ - chín CT1 (ĐC) 7 23 26 24 20 100 CT2 7 23 25 25 20 100 CT3 7 23 25 25 20 100 CT4 7 23 25 25 20 100 CT5 7 23 28 25 18 101 CT6 7 23 25 25 20 100 CT7 7 23 25 25 20 100

Thông qua số liệu thu được ở bảng 3.15 cho thấy thời gian sinh trưởng của cây lúa ở các công thức đạt từ 100 – 101 ngày, trong đó thời gian sinh

trưởng dài nhất ở CT5 (101 ngày)

Theo nghiên cứu nhiều tác giả, kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, xúc tiến tổng hợp diệp lục, hoạt hóa các enzym tham gia vào pha sáng, thúc đẩy sự tổng hợp các hợp chất hydratcacbon, làm tăng khả năng hút nước và khoáng [26]. Vì vậy, trong môi trường mặn thì kali làm giảm tác hại của mặn, tăng khả năng sinh trưởng. Tuy nhiên ở các công thức thí nghiệm xử lý KClO3 10 ppm, 30 ppm, 50ppm thời gian sinh trưởng của giống lúa ĐV 108 qua các giai đoạn từ đẻ nhánh- chín không sai khác so với đối chứng. Thời gian đẻ nhánh- làm đòng ở các công thức dao động từ 25- 28 ngày, thời gian làm đòng- trổ dao động từ 24-25 ngày, thời gian trổ- chín từ 18-20 ngày

3.6. Một số chỉ tiêu hình thái của lúa trồng trên đất nhiễm mặn trong chậu

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái đặc trưng của lúa ĐV108 được thể hiện ở bảng 3.15 có thể nhận xét như sau

Bảng 3.15. Một số đặc điểm hình thái của lúa CTTN

Lá đòng

Chiều dài bông (cm) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) CT1 (ĐC) 23,18a 0,98ab 20,95bc CT2 23,31ab 0,85a 21,84de CT3 24,13b 0,97ab 21,22bcd CT4 23,83ab 1,09bc 20,79bc CT5 25,78c 1,43d 22,04e CT6 23,99ab 1,05bc 20,20ab CT7 23,54ab 1,19c 19,61a CV (%) 5,34 5,36 6,66 LSD0,05 0,92 0,14 1,06 3.6.1. Lá đòng:

Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng đóng vai trò quyết định diện tích lá đòng. Diện tích lá đòng và góc lá đòng có vai trò rất quan trọng trong

việc tạo ra sản phẩm quang hợp để tích lũy vào hạt gạo. Từ đó ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả thu được ở bảng 3.15 có thể nhận xét sau:

Chiều dài và chiều rộng lá đòng của cây lúa trồng ở môi trường đất nhiễm mặn có xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 ở các công thức có sự khác nhau so với đối chứng. Chiều dài lá đòng dao động từ 23,18 - 25,78 cm và chiều rộng lá đòng dao động từ 0,85-1,43 cm. Trong đó chiều dài và chiều rộng lá đòng cao nhất ở CT5 (25,78 cm), thấp nhất ở CT1 (23,18 cm), cao nhất ở CT5 (1,43 cm) và thấp nhất ở CT2 (0,85 cm)

Như vậy có thể thấy việc xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 có tác động tốt lên chiều dài và rộng lá đòng. Đặc biệt là Ca(NO3)2 1%

3.6.2. Chiều dài bông

Bông lúa là cả một phát hoa gồm nhiều gié có mang hoa. Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc bông xòe (do các nhánh gié bậc nhất tạo với trục bông một góc nhỏ hay lớn), đóng hạt thưa hay dày (thưa nách hay dày nách), cổ hở hay cổ kín (cổ bông thoát khỏi bẹ lá cờ hay không) tùy đặc tính giống và điều kiện môi trường (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) (Theo Vũ Văn Liết (2004) [2] chiều dài bông do đặc tính di truyền của giống quyết định, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn đầu hình thành bông. Giống có bông dài hạt xếp khít, tỉ lệ lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao.

Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy chiều dài bông của cây lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn có xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 đều dài hơn ĐC. Tuy nhiên, chiều dài bông ở ĐC (20,95 cm) dài hơn ở CT4, CT6, CT7. Chiều dài bông dài nhất ở CT5 (22,04 cm), thấp nhất là ở CT7 (19,61 cm).

3.7. Khả năng chống chịu sâu, bệnh.

Sâu, bệnh hại là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa gạo. Sự phát sinh và gây hại của sâu, bệnh phụ thuộc nhiều

vào điều kiện ngoại cảnh và đặc tính của giống. Ngoài ra, điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng làm ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của lúa. Bởi vậy, việc tuyển chọn được giống lúa và xử lý các hóa chất để làm tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh cho cây lúa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho nông dân.

Kết quả theo dõi ở bảng 3.16 cho thấy, các đối tượng sâu, bệnh hại trên lúa như sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker), sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis), bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh lem lép hạt có xuất hiện trên một số công thức nhưng ở mức gây hại (điểm 1, 3).

Bảng 3.16. Khả năng chống chịu sâu, bệnh Công thức Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Bệnh lem lép hạt (điểm) CT1 (ĐC) 0 0 1 1 1 CT2 0 1 0 0 3 CT3 1 0 0 1 1 CT4 1 1 0 0 3 CT5 0 1 0 1 1 CT6 1 1 0 0 1 CT7 0 0 0 0 1

Bệnh lem lép hạt xuất hiện trên tất cả các công thức, mức độ gây hại nhẹ ở điểm từ 1, mức độ gây hại nặng hơn ở điểm từ 3. Nguyên nhân của bệnh này là do thời tiết không thuận lợi khi lúa đang trổ.

3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa trồng trên đất nhiễm mặn và đất nhiễm mặn trong chậu nhiễm mặn và đất nhiễm mặn trong chậu

3.8.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Năng suất và chất lượng gạo là mục tiêu được nông dân hết sức quan tâm, bởi mục đích cuối cùng là hiệu quả sản xuất đem lại. Năng suất do 3 yếu

tố cấu thành là: Số bông/ chậu, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3 và Ca(NO3)2 đến các chỉ tiêu năng suất và năng suất lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn trong chậu, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa trồng trong chậu Công thức bông/chậu Số hạt/bông Tổng số chắc/bông Số hạt chắc (%) Tỉ lệ hạt P1000 hạt

(gam) CT1 (ĐC) 28,50a 98,10 a 83,60a 85,21 20,10 CT2 29,83c 102,10a 96,70cd 94,71 21,95 CT3 29,09abc 99,40a 90,40b 90,58 21,07 CT4 29,03ab 98,70a 85,10a 86,22 21,05 CT5 30,66d 103,30a 100,50d 97,28 22,16 CT6 29,50bc 100,30a 94,50bc 94,21 21,81 CT7 29,16abc 100,08a 93,80bc 93.05 21,67 Mức ý nghĩa * * * CV (%) 3,01 6,94 8,15 LSD0,05 0,76 3,31 4,55

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) trong ba yếu tố tạo thành năng suất thì số bông/diện tích là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất [6].

Lê Xuân Thái (2003): Cây lúa chỉ cần có bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn gia tăng số bông trên đơn vị diện tích. Các giống lúa cải tiến ngày nay đẻ nhánh từ 15 - 20 nhánh trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ khoảng 10 - 15 nhánh cho bông hữu hiệu [8]. Để đạt được số bông/chậu thích hợp cần phải tác động đồng bộ và hợp lý các biện pháp kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

bông/chậu. Cao nhất ở CT5 (30,66 bông/chậu). Như vậy khi xử lý KClO3 và Ca(NO3)2, đã làm tăng số bông/chậu so với đối chứng

Việc xử lý KClO3và Ca(NO3)2 ở nồng độ khác nhau đã làm tăng chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng diệp lục, nitơ tổng số, tăng khả năng tổng hợp các hợp chất hydratcacbon [8], từ đó làm tăng số bông/chậu.

- Số hạt/bông

Số hạt trên bông chịu tác động lớn của điều kiện môi trường, số hạt trên bông tùy thuộc vào gié hoa phân hóa và gié hoa không phân hóa (Shouichi Yoshida, 1981)[17].

Shouichi Yoshida (1981) cho rằng số hạt trên bông được xác định trước, trong và sau khi trổ, điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến việc trổ bông và có thể gây ra bất thụ tạo ra những hạt lép[17].

Bông lúa to có nhiều hạt hay bông nhỏ ít hạt là một đặc điểm có tính di truyền, ngoài ra nó chịu ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác... nếu trong giai đoạn trổ đến chín gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sẽ cho nhiều số hạt chắc/bông nên năng suất sẽ cao.

Kết quả thu được cho thấy số hạt/bông của giống lúa ĐV108 có xử lý Ca(NO3)2 1% (CT5) cho số hạt/bông cao nhất (103,30 hạt/bông) và thấp nhất ở CT1 chỉ đạt 98,10 hạt/bông .

- Số hạt chắc/bông

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) [6] tỉ lệ hạt chắc được quyết định vào thời kỳ trước và sau trổ bông, có ba thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn, thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa gặp rét hoặc quá nóng, mặn, ẩm độ không khí quá thấp hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm, hoặc trước đó nhị và nhụy phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại... Xu hướng chọn giống hiện nay là chọn giống có mật độ hạt trên bông

cao cùng với tỉ lệ hạt chắc cao (Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan, 2007) [6] Số hạt chắc/bông quyết định đến năng suất hạt thu hoạch. Số hạt chắc/bông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh trong giai đoạn lúa trổ và chế độ chăm sóc... Kết quả thu được cho thấy, ở các công thức thí nghiệm có số hạt chắc/bông dao động từ 83,60- 100,50 hạt. Cao nhất ở CT5 (100,50 hạt) và thấp nhất ở công thức ĐC (83,60 hạt)

Xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 đã làm tăng tỉ lệ số hạt chắc/bông, cao nhất ở CT5 (97,28%), thấp nhất ở CT1 (85,21%) không có xử lí hóa chất.

- Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố giống. Khối lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành: khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Khối lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và khối lượng hạt chiếm 80% khối lượng của hạt. Muốn có khối lượng hạt cao cần phải tác động vào cả 2 yếu tố này (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997) [19].

Khối lượng 1000 hạt của một giống có thể thay đổi nhất định nhưng giá trị trung bình thì luôn ổn định. Phần lớn các giống lúa, khối lượng 1000 hạt thường biến thiên trong khoảng 20 – 23g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [17].

Kết quả xác định khối lượng 1000 hạt giống ĐV108 cho thấy. Ở các công thức thí nghiệm khối lượng hạt dao động từ 20,10 - 22,16 g khối lượng 1000 hạt, cao nhất ở CT5 (22,16 g), kế đến ở CT2 (21,95 g) và thấp nhất ở CT1 (20,10 g).

3.8.2. Năng suất lúa

Năng suất lúa là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, từ việc chọn giống tốt, kỹ thuật canh tác hợp lý, phòng trừ sâu, bệnh đúng lúc, đến việc bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp để lúa làm đòng, trổ bông, thụ phấn, và ngậm sữa

được đầy đủ và thuận lợi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [17].

Do vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3 và Ca(NO3)2 đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lúa ĐV108 trồng trong chậu, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được ở bảng sau 3.18.

Bảng 3.18. Năng suất lúa trồng trong chậu Công thức

thí nghiệm

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu % so với ĐC (g/chậu) (tấn/ha) (g/chậu) (tấn/ha)

CT1 (ĐC) 47,89 5,32 46,92 5,21 100,00 CT2 63,31 7,03 61,85 6,87 131,86 CT3 55,40 6,15 53,50 5,94 114,01 CT4 52,00 5,77 50,05 5,56 106,71 CT5 68,28 7,58 66,10 7,34 140,88 CT6 60,80 6,75 58,78 6,53 125,33 CT7 59,27 6,58 57,53 6,39 122,64 Mức ý nghĩa * * CV (%) 13,31 12,78 LSD0,05 0,89 0,74

Năng suất lý thuyết (NSLT): được cấu thành bởi số bông/hạt, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt (g). Qua số liệu thu được ở bảng 3.18 chúng tôi nhận thấy: NSLT dao động từ 47,89 - 68,28 g/chậu tương ứng 5,32 và 7,58 tấn/ha. Năng suất cao nhất ở CT5, còn các công thức khác đều cao hơn so với công thức đối chứng. Như vậy, khi xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 ở các nồng độ khác nhau đều đạt NSLT cao hơn ĐC

Năng suất thực thu (NSTT): Năng suất dao động từ 46,92 g - 66,10 g. Ở CT5 năng suất thực thu cao nhất đạt 66,10 g/chậu tương ứng với 7,34

tấn/ha, còn các công thức khác đều cao hơn so với công thức đối chứng. Như vậy, khi xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 ở các nồng độ khác nhau đều đạt NSTT cao hơn ĐC

Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh năng suất chính xác nhất ở các công thức thí nghiệm. Qua số liệu thu được ở bảng chúng tôi nhận thấy: NSTT đạt từ 46,92 g - 66,10 g/chậu, tương đương 5,21 - 7,34 tấn/ha, cao nhất ở CT5 (7,34 tấn/ha) và thấp nhất ở CT1 (5,21 tấn/ha).

Như vậy việc xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 ở các nồng độ khác nhau có tác động làm giảm tác hại của mặn và làm tăng năng suất lúa ĐV108 trồng trên đất nhiễm mặn

Biểu đồ 3.8. Năng suất thực thu và lý thuyết lúa trồng trong chậu 3.9. Chỉ tiêu phẩm chất lúa trồng trên đất nhiễm mặn

Hiện nay, phần lớn thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới và vùng Châu Mỹ La Tinh thích loại gạo có hàm lượng amylose trung bình (21,0 – 25,0%). Đối với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước nói chung, ở Bình Định nói riêng phổ biến thích ăn loại gạo có phẩm chất cơm mềm, ráo. Chính vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của KClO3 và Ca(NO3)2 đến chất lượng của gạo ĐV 108 chúng tôi, đã tiến hành phân tích và thu được kết quả ở bảng 3.19

Bảng 3.19. Chỉ tiêu phẩm chất của gạo

Công thức Hàm lượng protein (%) Hàm lượng amylose (%)

CT1 (ĐC) 6,12 24,12 CT2 6,15 24,25 CT3 6,14 24,19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của LKClO3, Ca(NO3)2 đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của giống lúa đv108 trồng trên đất nhiễm mặn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)