3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trước và sau khi gieo trồng thí nghiệm
Để nâng cao năng suất, phẩm chất cây lúa ngoài việc quan tâm đến giống, biện pháp kỹ thuật canh tác, phân bón, thời tiết thuận lợi còn phải tìm hiểu độ màu mỡ của đất cũng như khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của nền đất tại Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong đất trồng trước và sau thí nghiệm. Kết quả phân tích được trình bày ở các bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả mẫu đất trước và sau khi trồng thí nghiệm. Chỉ tiêu Trước khi trồng thí nghiệm Sau khi trồng thí nghiệm
Hàm lượng Mức độ Hàm lượng Mức độ pH 6,38 Chua ít 7,36 Trung tính Độ mặn 0,38 Mặn ít 0,45 Mặn ít Hàm lượng mùn tổng số (%) 2,73 Đất giàu mùn 2,29 Đất giàu mùn Hàm lượng nitơ tổng số (mg/100g đất) 1,46 Giàu 1,41 Giàu Hàm lượng photpho tổng số (mg/100g đất) 0,06 Nghèo 0,23 Giàu Hàm lượng kali tổng số (mg/100g đất) 0,56 Giàu 0,77 Giàu
- Độ pH: Cây lúa có thể sống bình thường ở đất có độ pH dao động từ 4-9, lúa sinh trưởng, phát triển tốt ở độ pH từ 6,6-7,5. Theo phân cấp của Ngô Ngọc Hưng (2004), [10] thì độ pH < 3 thì thuộc loại đất rất chua, độ pH từ 3,0- 4,5 thì đất thuộc loại đất chua nhiều, độ pH từ 4,6-5,5 thì đất thuộc loại chua vừa, độ pH từ 5,6-6,4 thì đất thuộc loại chua ít, độ pH từ 6,6 -7,5 thì đất loại trung tính, độ pH từ 7,6- 8,0 thì đất loại kiềm yếu. Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3.1 chúng tôi thấy độ pH của đất trước thí nghiệm là 6,38 (chua ít). Độ pH của đất sau khi trồng thí nghiệm là 7,36 (Trung tính). Như vậy, đất
trồng sau thí nghiệm được xử lý các công thức thì đã làm giảm độ chua của đất trước khi trồng thí nghiệm
- Độ mặn: Cây lúa có thể sống trong khoảng độ mặn từ 0,25- 0,6%. Theo xác định của nhiều nhà khoa học độ mặn của đất. Tổng số muối tan >1% đất mặn nhiều, tổng số muối tan 0,5- 1,0% đất mặn trung bình, tổng số muối tan 0,25-0,5% đất ít mặn, tổng số muối tan < 0,25% đất rất ít mặn hoặc đất không mặn. Dựa vào kết quả ở bảng 3.1 chúng tôi thấy độ mặn của đất trước thí nghiệm là 0,38 (mặn ít). Độ mặn của đất sau khi trồng thí nghiệm tăng lên 0,45%.Vậy đất trồng sau thí nghiệm được xử lý các công thức đã làm tăng độ mặn của đất nhưng không đáng kể
- Hàm lượng mùn tổng số: Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Hàm lượng mùn trong đất trước khi trồng là 2,73 % (giàu mùn). Sau khi trồng thí nghiệm thì hàm lượng mùn là biến động từ 2,29% (giàu mùn). Nhìn chung hàm lượng mùn tổng số trong đất sau khi trồng có giảm xuống nhưng không đáng kể. Như vậy, việc xử lý KClO3 và Ca(NO3)2 hầu như ít hưởng đến khả năng chuyển hóa mùn trong đất.
- Hàm lượng nitơ tổng số trong đất trước khi trồng là 1,46 mg/100g đất. Sau trồng hàm lượng nitơ tổng số trong đất giảm xuống là 1,41 mg/100g đất.
Theo phân loại của Văn Hữu Tập (2016), Đánh giá và phân tích các chỉ tiêu môi trường đất [14] thì nitơ tổng số
Hàm lượng nitơ Đánh giá
< 0,1% Nghèo
0,1-0,2% Trung bình
> 0,2% Giàu
Như vậy hàm lượng nitơ tổng số trong đất trước và sau khi trồng thí nghiệm là thuộc giàu nitơ. Việc giảm hàm lượng nitơ tổng số trong đất sau
khi trồng thí nghiệm chứng tỏ nhu cầu về nguyên tố nitơ của cây lúa tương đối cao. Do đó, việc cung cấp đầy đủ nitơ đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Hàm lượng lân tổng số trong đất trước khi trồng là 0,06 mg/100g đất. Sau khi trồng hàm lượng lân tổng số trong đất tăng lên là 0,23 mg/100g đất. Việc tăng hàm lượng lân trong đất sau khi trồng thí nghiệm chứng tỏ nhu cầu lân của cây lúa không cao.
- Hàm lượng kali tổng số trong đất trước khi trồng là 0,56 mg/100g đất. Sau khi trồng hàm lượng kali tổng số trong đất tăng lên là 0,77 mg/100g đất. Việc tăng hàm lượng kali nhưng không cao trong đất sau khi trồng thí nghiệm chứng tỏ nhu cầu kali của cây lúa cũng không cao.
Nhận xét chung về một số chỉ tiêu trong đất trồng trước và sau khi trồng thí nghiệm
Nhìn chung, nền đất ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thuộc lọai đất chua ít, hàm lượng dinh dưỡng tương đối giàu và giàu mùn. Sau khi tiến hành thí nghiệm trồng lúa trên nền đất này, chúng tôi nhận thấy hàm lượng nitơ, lân giảm ít, hàm lượng kali trong đất tăng lên ít. Như vậy có thể khẳng định rằng, hiệu quả sử dụng nitơ, lân ở các công thức trong cung cấp cho cây lúa là khá tốt, còn hiệu quả sử dụng kali của cây lúa ở các công thức thí nghiệm là có thấp hơn