Phân loại hấp phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ một số phân tử hữu cơ chứa vòng benzen lên bề mặt vật liệu tio2 (Trang 45 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Phân loại hấp phụ

Người ta phân làm 2 loại hấp phụ: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. [4] Trong sự hấp phụ vật lý, chất bị hấp phụ tương tác với bề mặt vật hấp phụ bởi những lực vật lý (như lực Van der Waals) và không có sự trao đổi electron giữa hai chất này. Ngược lại trong sự hấp phụ hóa học, liên kết sẽ hình thành giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.

Sự hấp phụ vật lý luôn kèm theo một quá trình ngược lại là sự giải hấp phụ. Sau một thời gian xác định, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ phản hấp phụ, ta có một cân bằng hấp phụ (cân bằng động). Với mỗi nồng độ chất bị hấp phụ trong môi trường ta có một trạng thái cân bằng khác nhau. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hấp phụ tuân theo nguyên lý Le Chatelier vì sự hấp phụ là một quá trình phát nhiệt.

Bảng 2.1. So sánh hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học

Hấp phụ vật lý Hấp phụ hóa học

Loại liên kết Tương tác vật lý không có sự trao đổi electron

Liên kết hóa học có sự trao đổi electron

Nhiệt hấp phụ Vài kcal/mol Vài chục kcal/mol

Năng lượnghoạt hóa Không quan trọng Quan trọng

Khoảng nhiệt độ hấp phụ Nhiệt độ thấp nhiệt độ cao

Số lớp hấp phụ Nhiều lớp Một lớp

Tính đặc thù Ít phụ thuộc vào bản chất của bề mặt, phụ thuộc vào những điều kiện về nhiệt độ và áp suất

Có tính đặc thù. Sự hấp phụ chỉ diễn ra khi chất bị hấp phụ có khả năng tạo liên kết hóa học với chất hấp phụ Tính thuận nghịch Có tính thuận nghịch. Sự giải hấp là xu hướng phân bố đều đặn chất bị hấp phụ trở vào môi trường Thường bất thuận nghịch. Quá trình giải hấp tương đối khó vì sản phẩm giải hấp thường bị biến đổi thành phần hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ một số phân tử hữu cơ chứa vòng benzen lên bề mặt vật liệu tio2 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)