7. Kết cấu của luận văn
1.3.3 Quy trình công tác kế toán
Quy trình công tác kế toán thể hiện qua tổ chức công tác kế toán và hệ thống thông tin kế toán của đơn vị. HTTTKT là một hệ thống kết nối các thành phần lại với nhau để thu thập, xử lý các nghiệp vụ tài chính và phi tài chính thành TTKT và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các bên liên quan (Bagranov & ctg 2010), quy trình này đƣợc bắt đầu bằng việc ghi nhận thông tin đầu vào, sau đó thông tin đƣợc tiếp tục lƣu trữ - xử lý- lƣu trữ, và đƣợc kết thúc bằng việc cung cấp thông tin đầu ra cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng. Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phƣơng pháp kế toán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phù hợp với đặc điểm cụ thể của tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ việc điều hành hoạt động của tổ chức đó.
Theo Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000) báo cáo tài chính không chỉ là sản phẩm cuối cùng, đây là một quy trình bao gồm các thành phần nhƣ các giao dịch và sự kiện của công ty, lựa chọn chính sách kế toán, áp dụng chính sách kế toán, ƣớc tính và đánh giá liên quan, công bố về các giao dịch, sự kiện, chính sách, ƣớc tính và phán đoán, từ đó, chất lƣợng báo cáo tài chính của công ty cuối cùng phụ thuộc vào chất lƣợng của từng phần của quy trình này. Theo Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000), quy trình lập báo cáo tài chính thể hiện nhƣ sau:
Hình 1.2: Quy trình lập báo cáo tài chính
(Nguồn: Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000))
Từ những phân tích nêu trên có thể nhận thấy quy trình công tác kế toán là một trong những nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính của các tổ chức.