7. Kết cấu của luận văn
1.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin
Anita s.Hollander, Eric L denna và J.Owen Cherrington (1995) đã tổng kết sử dụng phần mềm trong công tác kế toán có các lợi ích nhƣ sau: Thứ nhất, phần mềm kế toán sẽ hạn chế các sai sót so với làm kế toán bằng phƣơng pháp thủ công, do phần mềm kế toán hỗ trợ việc nhập liệu đầu vào, xử lý số liệu, kết xuất, lƣu trữ, kiểm soát số liệu một cách liên tục và tự động, rút ngắn thời gian làm việc đến mức
tối thiểu cho nhân viên kế toán; Thứ hai, phần mềm kế toán sẽ tránh những công việc trùng lắp của các phần hành kế toán khác nhau; phân tích và tổng hợp chính xác, hạn chế tiềm ẩn rủi ro cho nhà quản lý, nâng cao hiệu quả công việc kế toán, phần mềm đƣợc thiết kế phù hợp với quy định của pháp luật, thuế hiện hành … giúp cho tổ chức luôn tuân thủ pháp luật; Thứ ba, do thực hiệc các nghiệp vụ hạch toán trên phần mềm, sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng giấy ghi chép, lƣu trữ và truyền dữ liệu, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí của tổ chức.
Theo Mahdi Salehi và cộng sự (2012), CNTT tập trung vào phần công nghệ của một hệ thống thông tin bao gồm phần cứng, cơ sở dữ liệu, phần mềm, mạng và các công cụ khác. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy CNTT ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính và tác động này đƣợc thực hiện thông qua quá trình lập báo cáo. Với việc ứng dụng những tiến bộ của CNTT, các thuộc tính của thông tin kế toán sẽ ngày càng đƣợc cải thiện, bởi vì sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn không chỉ giúp cho thông tin đƣợc cung cấp phù hợp hơn mà còn gia tăng độ tin cậy và khả năng so sánh của thông tin. Việc sử dụng CNTT (đặc biệt là Internet, phần cứng và phần mềm) sẽ đảm bảo việc cung cấp báo cáo tài chính trực tuyến cho các đối tƣợng sử dụng thông tin giúp thông tin luôn có sẵn trên Internet.
Muda, I. và cộng sự (2017) cho rằng sự phát triển trong công nghệ thông tin kế toán trong một tổ chức có tác động tích cực trong việc xử lý dữ liệu từ hệ thống thủ công sang hệ thống máy tính và sự xuất hiện của phần mềm kế toán sẽ giúp tạo báo cáo tài chính dễ dàng hơn và có chất lƣợng cao hơn.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Nội dung chƣơng này tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Cụ thể, trƣớc hết tác giả trình bày về tổng quan về chất lƣợng thông tin, chất lƣợng thông tin kế toán đi sâu vào theo quan điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo quan điểm của IPSASB. Các lý thuyết nên có liên quan nhƣ lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết thông tin hữu ích và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính. Nội dung chƣơng này là căn cứ lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện các phần tiếp theo của nghiên cứu.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU