7. Kết cấu của luận văn
3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Giả thuyết H1: Nhân tố “Trình độ nhân lực kế toán” có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.333> 0, nhƣ vậy, chấp nhận giả thuyết H1. Thực tế thì chính con ngƣời – NVKT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các TT
trên BCTC của các đơn vị, con ngƣời đóng vai trò chủ đạo trong việc nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu để từ đó cung cấp các TTKT cho các đối tƣợng sử dụng thông tin, do đó, NVKT có trình độ chuyên môn, đƣợc huấn luyện, cập nhật kiến thức, đạo đức và kinh nghiệm sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao CLTT trên BCTC của BHXH tỉnh Bình Định. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Xu & ctg (2003), Võ Thị Thúy Kiều (2019).
Giả thuyết H2: Nhân tố “Chế độ chính sách nhà nƣớc” có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến Chế độ chính sách nhà nƣớc có giá trị β = 0.430> 0, nhƣ vậy, chấp nhận giả thuyết H2. Tất cả các đơn vị thuộc khu vực công hay khu vực tƣ đều bắt buộc phải tuân thủ chế độ chính sách Nhà nƣớc trong thực hiện công tác kế toán và BHXH tỉnh Bình Định cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình xử lý và cung cấp dữ liệu kế toán nói chung và TT trên BCTC của BHXH tỉnh Bình Định khi chế độ chính sách Nhà nƣớc liên quan đến môi trƣơng pháp lý, chính sách thuế, chính sách kế toán,… đƣợc thiết lập chặt chẽ, ổn định trong thời gian nhất định và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao CLTT trên BCTC của các đơn vị. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ball và cộng sự (2000), Xu & ctg (2003), Hassan, E., Yusof, Z. M., & Ahmad, K. (2018)
Giả thuyết H3: Nhân tố “Quy trình công tác kế toán” có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến Quy trình công tác kế toán có giá trị β = 0.373> 0, nhƣ vậy, chấp nhận giả thuyết H3. Trên thực tế, trong quá trình lập và cung cấp báo cáo tài chính, BHXH tỉnh Bình Định phải thực hiện nghiêm chỉnh, liên tục cập nhật sự thay đổi, làm đúng và đủ các yêu cầu tổ chức công tác kế toán, về lập và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, BHXH tỉnh Bình Định cũng cần phải lựa chọn các phƣơng pháp kế toán, chính sách kế toán, sử dụng phƣơng pháp kế toán phù hợp với đơn vị trong tổ chức công tác kế toán từ đó góp phần tạo ra các thông tin báo cáo tài chính chất lƣợng. Việc ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh góp phần đảm bảo chất
lƣợng dữ liệu đầu vào, từ đó góp phần đảm bảo chất lƣợng thông tin đầu ra cung cấp trên báo cáo tài chính. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Jonas, G. J., & Blanchet, J. (2000); Lƣu Phạm Anh Thi (2018).
Giả thuyết H4: Nhân tố “Mức độ công bố thông tin” có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến này có giá trị β = 0.382> 0, nhƣ vậy, chấp nhận giả thuyết H4. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền... để đáp ứng yêu cầu quản lý của BHXH tỉnh Bình Định, cơ quan nhà nƣớc và nhu cầu của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định, vì vậy việc công bố thông tin đầy đủ, minh bạch, trung thực hợp lý là rất cần thiết cho các đối tƣợng sử dụng thông tin, cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng thông tin cung cấp đến các đối tƣợng này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ismail (2009), Heidi Vander Bauwhede (2011).
Giả thuyết H5: Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” có tác động tích cực đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến này có giá trị β = 0.318> 0, nhƣ vậy, chấp nhận giả thuyết H5. Thực tế đã chứng minh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán giúp hỗ trợ cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng, tuy nhiên trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, BHXH tỉnh Bình Định cần chú trọng xây dựng quy trình kiểm soát trong môi trƣờng công nghệ thông tin chặt chẽ bằng nhiều cách khác nhau, góp phần đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu của tổ chức, bên cạnh đó, đơn vị cũng nên chủ động tập huấn, đào tạo nhân viên trong ứng dụng công nghệ thống tin cho công tác kế toán. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào (2016).
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Nội dung chƣơng 3 trình bày về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Tiếp đó, nội dung chƣơng trình bày các kết quả nghiên cứu định lƣợng bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 nhƣ đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Cuối cùng, tác giả trình bày bàn luận kết quả nghiên cứu nhằm so sánh sự phù hợp của kết quả trong nghiên cứu này so với thực tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định và so với các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính.
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ