7. Kết cấu của luận văn
2.4 Mẫu nghiên cứu
Xác định kích thước mẫu
Kích thƣớc mẫu là số lƣợng đối tƣợng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định.
Theo Hoàng Trọng và cộng sự (2005): Ƣớc lƣợng cỡ mẫu theo công thức: n ≥ 8m + 50 trong đó m là số biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu đƣợc xây dựng với 6 biến nên kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 90 mẫu (=8*5+50).
Theo Hair và cộng sự (1998) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 – 10/1. Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 5 (ƣớc lƣợng có 29 biến tƣơng đƣơng 145 mẫu khảo sát).
Kết hợp cả 2 cách xác định cỡ mẫu trên luận văn thực hiện khảo sát trên 176 mẫu là phù hợp.
Đối tƣợng khảo sát: cán bộ, lãnh đạo, nhân viên kế toán BHXH tỉnh Bình Định.
Cách lấy mẫu
Trong nghiên cứu này mô hình nghiên cứu bao gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Theo Trần Tiến Khai (2012) phƣơng pháp chọn mẫu này khá phổ biến và ƣu điểm phƣơng pháp là dễ tiếp cận các đối tƣợng nghiên cứu và thƣờng đƣợc sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế và nhƣợc điểm của phƣơng pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.
Bảng 2.3: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lƣợng
Mô tả Số lƣợng (bảng) Tỷ lệ (%)
I. Số bảng câu hỏi phát ra 200 100.0 II. Số bảng câu hỏi thu về 185 92.5 Trong đó 1. Số bảng câu hỏi hợp lệ 176 95.14
2. Số bảng câu hỏi không hợp lệ 9 4.86
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)