Các kỹ thuật phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.5 Các kỹ thuật phân tích

Số liệu thu thập đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Quá trình phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện qua các giai đoạn sau:

Phân tích mô tả: Kỹ thuật phân tích mô tả đƣợc sử dụng để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu.

Kiểm định và đánh giá thang đo

Các khái niệm nghiên cứu đƣợc đo lƣờng thông qua một tập hợp các biến quan sát, gọi là thang đo. Tính chất quan trọng của một thang đo là độ tin cậy và giá trị, đƣợc đo lƣờng qua hai phƣơng pháp phân tích phổ biến mà nhiều nghiên cứu sử dụng là hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

+ Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s alpha

Đánh giá độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tƣơng quan giữa các biến quan sát đƣợc sử dụng để đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết đƣợc rằng liệu các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay không. Các biến quan sát cùng đo lƣờng một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tƣơng quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, mô hình thang đo mà tác giả sử dụng là mô hình thang đo kết quả - một mô hình thang đo đòi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy, việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Phƣơng pháp Cronbach’s alpha dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Ngoài kiểm định bằng hệ số Cronbach’s alpha, luận văn còn kết hợp với hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo.

và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach’s alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo đƣợc đánh giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để xác định số lƣợng các nhân tố của thang đo và giá trị của chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố sẽ giúp trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ:

 Chỉ số KMO (Kaiser –Mayer –Olkin)

 Kiểm định Bartlett

 Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

+ Phân tích hồi quy

Sau khi rút trích đƣợc các nhân tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Việc xác định mối quan hệ giữa các biến: Trình độ nhân lực kế toán; Chế độ chính sách nhà nƣớc; Quy trình công tác kế toán; Mức độ công bố thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp hồi quy đa bội.

Trƣớc hết hệ số tƣơng quan giữa quyết định lựa chọn và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định sẽ đƣợc xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng đƣợc thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng thông

tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định.

Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhƣ sau:

CLTT = β0 + β1TĐNL + β2CSNN + β3QTCT + β4CBTT + β5CNTT

Trong đó:

CLTT: Biến phụ thuộc (Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Bình Định)

Các biến độc lập:

- TĐNL: Trình độ nhân lực kế toán - CSNN: Chế độ chính sách nhà nƣớc - QTCT: Quy trình công tác kế toán - CBTT: Mức độ công bố thông tin - CNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin - β0, β1, … β6: Các tham số của mô hình.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tác giả trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. Cụ thể trƣớc hết tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu để ngƣời đọc nắm đƣợc các bƣớc của nghiên cứu, tiếp đó trình bày phƣơng pháp nghiên cứu định tính, định lƣợng áp dụng trong nghiên cứu, trình bày cách chọn mẫu cũng nhƣ các kỹ thuật xử lý số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài. Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu này.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)