7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hành vi, nghiên cứu sự đáp ứng của người tiêu dùng trước những kích thích khác nhau, bao gồm: Những phản ứng thuộc về cảm giác; Những phản ứng thuộc về tri giác và những phản ứng thể hiện qua hành động.
2.2.2. Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Là các số liệu của các cơ sở trồng, chế biến, kinh doanh thương mại các sản phẩm thảo dược, các số liệu và báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước chức năng và địa phương, báo cáo của các tổ chức có liên quan khác như bệnh viện, hội đông y dược, …
- Số liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện 3 cuộc khảo sát:
+ Tác giả chọn 30 điểm bán sản phẩm thảo dược, quan sát thực địa và phỏng vấn người quản lý, người bán hàng để đánh giá khái quát về thị trường sản phẩm thảo dược, số liệu và định hướng cho khảo sát chính.
+ Tác giả chọn mẫu thuận lợi bao gồm 160 khách hàng đã mua các sản phẩm thảo dược cho khảo sát chính. Sau khi hỏi những câu hỏi số 1 và 2, số lượng người được tiếp tục tham gia phỏng vấn đầy đủ các câu hỏi là 152 người. Lọc những trường hợp trả lời không đầy đủ thông tin, tác giả có mẫu khảo sát gồm 141 người.
+ Từ danh sách 141 người được khảo sát về hành vi mua, tác giả chọn ngẫu nhiên 30 người tiêu dùng thảo dược để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua.
- Chọn địa điểm nghiên cứu: địa bàn thành phố Quy Nhơn, tiếp cận thuận tiện.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại dựa trên bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn.
- Các kỹ thuật hỗ trợ phân tích: kỹ thuật phân tích thống kê, kỹ thuật phân tích Likert được sử dụng nhằm thống kê, phân tích và đánh giá hành vi mua sản phẩm thảo dược và kỹ thuật phân tích thứ bậc AHP để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua người tiêu dùng các sản phẩm thảo dược.
2.2.3. Khung phân tích hành vi ngƣời tiêu dùng
2.2.3.1. Quy trình phân tích
Bước 1: Xác định mô hình hành vi mua của người tiêu dùng Bước 2: Phân khúc thị trường, xác định đối tượng khảo sát Bước 3: Nhận diện các giá trị cốt lỗi
Bước 4: Nghiên cứu quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Bước 5: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Bước 5: Tổng hợp và phân tích hành vi mua của người tiêu dùng
2.2.3.2. Các kỹ thuật hỗ trợ phân tích
Phân tích tỉ lệ là một kỹ thuật phân tích định lượng để hiểu rõ hơn về tính chất, chất lượng của các chỉ tiêu hay hoạt động. Phân tích tỉ lệ là nền tảng của nhiều kỹ thuật phân tích như phân tích cơ cấu vốn, phân tích suất sinh lời,...
Thang đo Likert là thang điểm năm (hoặc bảy) điểm được sử dụng để cho phép cá nhân thể hiện mức độ họ đồng ý hoặc không đồng ý với một tuyên bố cụ thể. Thang đo Likert giả định rằng cường độ của một thái độ là tuyến tính, nghĩa là trên một chuỗi liên tục từ không đồng ý mạnh đến đồng ý mạnh và đưa ra giả định rằng thái độ có thể được đo lường. Phân tích thang đo Likert cho phép đo lường thái độ một cách trực tiếp (tức là người đó biết thái độ của họ đang được nghiên cứu) về một yếu tố hay khía cạnh nào đó.
AHP là một kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Saaty (1980). Dựa trên so sánh cặp, AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính: phân tích, đánh giá và tổng hợp. Trước tiên, AHP phân tích một vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ bậc. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật AHP được sử dụng để xác định mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng. [26]
Để xác định mức độ quan trọng tương đối giữa các tiêu chí, AHP thực hiện việc phân tích và so sánh theo cặp với thang đo như Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thang đo mức độ quan trọng trong so sánh cặp Mức độ
quan trọng
Định nghĩa Giải thích
1 Quan trọng bằng nhau Hai thành phần có tính chất bằng nhau
3 Quan trọng vừa phải Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về cái này hơn cái kia 5 Quan trọng mạnh Kinh nghiệm và nhận định nghiên
mạnh về cái này hơn cái kia 7 Quan trọng rất mạnh
Một thành phần được ưu tiên rất mạnh hơn thành phần kia và được biểu lộ trong thực hành
9 Quan trọng tuyệt đối Sự quan trọng của thành phần này hơn thành phần kia ở mức cao nhất 2,4,6,8 Mức trung gian giữa các
mức trên
Phân vân giữa hai mức độ nhận định Nghịch đảo Nếu thành phần i được gán một giá trị khác 0 khi so sánh với thành phần j thì j sẽ nhận giá trị nghịch đảo khi so sánh với i So sánh được thực hiện bằng cách chọn thành phần nhỏ hơn làm đơn vị ước lượng thành phần lớn hơn khi có nhiều đơn vị
Sau đó, dựa trên ma trận so sánh cặp với giá trị trung bình của số liệu thực tế, tính toán trọng số cho từng biến số. Việc tính toán có thể thực hiện bằng phương pháp chuẩn hóa ma trận theo các bước:
- Tính tổng giá trị từng cột của ma trận so sánh cặp;
- Chia từng thành phần trong ma trận so sánh cặp với tổng cột tương ứng để tạo ma trận so sánh cột chuẩn hóa;
- Tính tổng từng hàng của ma trận chuẩn hóa;
- Chia tổng từng hàng cho tổng của tất cả các hàng được bộ trọng số tương ứng cho từng tiêu chí.
Để tránh hiện tượng không nhất quán trong so sánh cặp làm cho kết quả thu được không chính xác, cần tính và đánh giá mức độ không nhất quán của kết quả với tỉ số nhất quán CR
Công thức tính:
Trong đó, CI là chỉ số đo lường mức độ chệch hướng nhất quán.
là giá trị trung bình của vector nhất quán và n là số tiêu chí (biến số) RI là chỉ số ngẫu nhiên, hay giá trị trung bình của CI khi nhận định so sánh ngẫu nhiên, phụ thuộc vào số tiêu chí được so sánh.
Bảng 2.2. Bảng tra giá trị RI theo số lƣợng tiêu chí (n)
N 1 2 3 4 5 6 7 8
RI 0 0 0,52 0,89 1,11 1,25 1,35 1,40
N 9 10 11 12 13 14 15
RI 1,45 1,49 1,52 1,54 1,56 1,58 1,59
Nguồn: Saaty, 2008 [27]
Nếu CR ≤10 thì kết quả có thể chấp nhận được, ngược lại nếu CR>10% thì cần phải thẩm định lại các bước trước đó.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM THẢO DƢỢC TẠI BÌNH ĐỊNH DƢỢC TẠI BÌNH ĐỊNH
3.1.1. Tình hình phát triển thảo dƣợc tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc từ thảo dược để chăm sóc sức khỏe. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn chứa hoạt chất thảo mộc. Ngày nay, người dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc dược liệu vì vậy việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là xu thế được các nhà khoa học quan tâm. Theo các chuyên gia y học cổ truyền thì đây là loại thuốc dùng công thức mới, dược liệu mới, thuốc điều trị chủ đạo, dùng cả cho bệnh nặng, có nghiên cứu lâm sàng khoa học đầy đủ, cạnh tranh hiệu quả với tân dược.
Riêng ở Việt Nam, các vị lương y đã sử dụng thảo dược ngay từ thời khai thiên lập quốc với hai loại thuốc chính là thuốc bắc – cây cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc Nam – chủ yếu dùng cây cỏ trong chính đất nước của mình. Đa số thảo dược trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc gia truyền rất đáng tin cậy.
Thảo dược Việt Nam dần được chú trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh bởi các lý do: Các loại thảo dược hầu hết lành tính, ít tác dụng phụ, tác dụng chậm nhưng mang lại hiệu quả lâu dài; Và, thảo dược luôn có sẵn trong tự nhiên. Hiện nay, rất nhiều loại thảo dược đã được tìm thấy ở Việt Nam (khoảng 5.000 loại), nhiều loài từng có nay đã mất đi, nhiều loài còn chưa được khám phá. Thị trường tiêu thụ dược liệu của Việt Nam rất lớn. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000-60.000 tấn các loại dược liệu khác
nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc hoặc xuất khẩu.
Ngày 20/8/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 3657/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 – 2030 (Phụ lục 1).[1]
Nhiều sản phẩm thảo dược có giá trị cho tiêu dùng, kinh doanh và xuất khẩu được sản xuất trong nước. Hiện nay, cả nước có 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, tuy nhiên, quy mô cũng như trình độ sản xuất còn manh mún, lạc hậu, thiếu tính liên kết, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Chất lượng các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu dược trong nước còn nhiều hạn chế.
Ngày 17/03/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.
Cũng trong thời gian này, mục tiêu là Việt Nam sẽ xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên; Xây dựng được 02-05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc trồng có 01-02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
3.1.2. Thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định
Theo Sở Y tế Bình Định, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1.012 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh thuốc đã được cấp
viện, 09 phòng khám đa khoa, 360 phòng khám chuyên khoa và 250 cơ sở hành nghề dịch vụ y tế) và 392 cơ sở kinh doanh thuốc (11 doanh nghiệp, 180 nhà thuốc, 201 quầy thuốc).
Toàn tỉnh hiện có 151 trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn thuốc nam mẫu (đạt 95% ) và 154 trạm y tế tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (đạt 96,9%). Số bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền độc lập, lồng ghép là 8/13 (tỷ lệ 61,5%), có tổ y học cổ truyền là 5/13 (tỷ lệ 38,5%). Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các tuyến ước đạt 12,0%.
(Nguồn: Sở Y tế Bình Định, 2020).
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân sống cạnh rừng, đặc biệt là dân tộc thiểu số, những năm qua Bình Định đã quan tâm tới vấn đề phát triển cây dược liệu, khoanh nuôi và bảo tồn cây dược liệu đặc sản. Công ty Dược và trang thiết bị y tế Bình Định đã khảo sát, so sánh, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết ở xã An Toàn, huyện An Lão so với đặc tính sinh học của các cây dược liệu đang có và du nhập từ vùng khác. Công ty đã tìm và trồng thử nghiệm được 13 cây dược liệu quý phù hợp trên diện tích đất 6.000m2 tại 3 thôn xã An Toàn là Bạch quả, Ba kích, Ngũ vị tử, Ðộc hoạt, Ðương quy, Ðẳng sâm, Thiên môn, Cúc hoa vàng, Xuyên khung, Giảo cổ lam, Gối hạc.. Ngoài ra, huyện An Lão còn đang khoanh nuôi và bảo vệ 1,5 ha chè đặc sản mọc tự nhiên trong rừng và đặc mục tiêu tạo ra thương hiệu chè An Lão.
Thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có tình trạng dược liệu bị giả mạo, dược liệu kém chất lượng nên yêu cầu kiểm nghiệm dược liệu là một vấn đề luôn được quan tâm. Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm là cơ quan quản lý chất lượng thuốc tại Bình Định, trong những năm qua đã có kế hoạch và triển khai việc kiểm tra chất lượng dược liệu, phát hiện dược liệu
giả, dược liệu kém chất lượng lưu hành trên thị trường, góp phần vào việc ổn định chất lượng dược liệu trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tác giả đã thực hiện khảo sát sơ bộ thị trường sản phẩm thảo dược Bình Định tại các cơ sở có bán sản phẩm thảo dược. Số liệu thu được từ khảo sát 30 cơ sở bán sản phẩm thảo dược ở Bình Định (Phụ lục 2) bao gồm các siêu thị, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, các cửa hàng, đại lý bán trực tiếp và onine cho thấy các sản phẩm thảo dược được mua bán trên thị trường Bình Định khá đa dạng. Số lượng mặt hàng thảo dược được bán tại các cơ sở được khảo sát là 210 loại. Có 11 cơ sở chuyên doanh sản phẩm thảo dược và 19 cơ sở kinh doanh nhiều loại mặt hàng, và mỗi cơ sở được khảo sát bán trung bình khoảng 10 loại sản phẩm thảo dược, doanh thu từ thảo dược của một cơ sở là 326 triệu đồng/năm. Lượt khách mua thảo dược trung bình 11 lượt/ngày/cơ sở. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hai nhóm sản phẩm bán chạy nhất ở Bình Định là trà thảo dược và tinh dầu thiên nhiên.
Hình 3.1. Một số cơ sở bán sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định
3.1.3. Sản phẩm trà thảo dƣợc tại Bình Định
Trà thảo dược là trà mà trong thành phần của nó không chỉ có lá trà mà là phối hợp giữa trà và thảo dược, dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà).
- Lá trà đơn hành: Là dùng lá trà pha uống để phòng trị một số bệnh mãn tính nào đó.
- Phối hợp giữa trà và thảo dược: Lá trà dùng chung với các loại thảo dược khác như một loại dược phẩm, đó là sự phát triển trong thực tế của trà thảo dược. Nếu chỉ sử dụng một loại lá trà nào đó để trị bệnh thì phạm vi điều trị sẽ bị hạn chế, còn phối hợp giữa lá trà với các loại thảo dược khác thì có thể trị được nhiều loại bệnh hơn.
- Dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà): Là loại trà thảo dược có thể không thêm lá trà nào cả, chỉ dùng các loại thảo dược đối với những chứng bệnh không cần thiết hoặc không thích hợp điều trị bằng lá trà.
Ngoài ra, có những loại trà từ thảo dược được chế biến thành dạng viên mềm như thuốc tễ để người bệnh có thể sử dụng một cách tiện lợi.
Trà thảo dược với hương vị thơm ngon, tính năng giải nhiệt cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đã dần trở thành lựa chọn hàng ngày của nhiều người.
Kết quả khảo sát ở 30 cơ sở bán các sản phẩm thảo dược cho thấy những loại trà được mua bán và tiêu dùng phổ biến ở Bình Định là trà Thái Nguyên, trà Ô lông, trà hương lài, trà hương sen, trà tim sen, trà atiso, trà cà gai leo, trà long nhãn, trà thanh nhiệt, đông trùng hạ thảo, trà nấm linh chi, hoa huệ tây. Các loại trà này không chỉ được mua bán ở các siêu thị, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, các cửa hàng, đại lý bán trực tiếp và onine, mà còn được bán ở các cửa hàng thuốc và chợ. Ở các chợ, bên cạnh các
loại trà thảo dược đã được sơ chế hoặc chế biến còn có trà xanh (trà tươi) và trà dung.
Trà dung hay chè dung hay chè làng (Symplocos laurina), nổi tiếng là một đặc sản miền núi của Việt Nam, được tìm thấy nhiều nhất ở một số huyện