Kết quả phân tích thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.1. Kết quả phân tích thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định

DƢỢC TẠI BÌNH ĐỊNH

3.1.1. Tình hình phát triển thảo dƣợc tại Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc từ thảo dược để chăm sóc sức khỏe. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn chứa hoạt chất thảo mộc. Ngày nay, người dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc dược liệu vì vậy việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là xu thế được các nhà khoa học quan tâm. Theo các chuyên gia y học cổ truyền thì đây là loại thuốc dùng công thức mới, dược liệu mới, thuốc điều trị chủ đạo, dùng cả cho bệnh nặng, có nghiên cứu lâm sàng khoa học đầy đủ, cạnh tranh hiệu quả với tân dược.

Riêng ở Việt Nam, các vị lương y đã sử dụng thảo dược ngay từ thời khai thiên lập quốc với hai loại thuốc chính là thuốc bắc – cây cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc Nam – chủ yếu dùng cây cỏ trong chính đất nước của mình. Đa số thảo dược trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc gia truyền rất đáng tin cậy.

Thảo dược Việt Nam dần được chú trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh bởi các lý do: Các loại thảo dược hầu hết lành tính, ít tác dụng phụ, tác dụng chậm nhưng mang lại hiệu quả lâu dài; Và, thảo dược luôn có sẵn trong tự nhiên. Hiện nay, rất nhiều loại thảo dược đã được tìm thấy ở Việt Nam (khoảng 5.000 loại), nhiều loài từng có nay đã mất đi, nhiều loài còn chưa được khám phá. Thị trường tiêu thụ dược liệu của Việt Nam rất lớn. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000-60.000 tấn các loại dược liệu khác

nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc hoặc xuất khẩu.

Ngày 20/8/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 3657/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 – 2030 (Phụ lục 1).[1]

Nhiều sản phẩm thảo dược có giá trị cho tiêu dùng, kinh doanh và xuất khẩu được sản xuất trong nước. Hiện nay, cả nước có 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, tuy nhiên, quy mô cũng như trình độ sản xuất còn manh mún, lạc hậu, thiếu tính liên kết, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Chất lượng các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu dược trong nước còn nhiều hạn chế.

Ngày 17/03/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.

Cũng trong thời gian này, mục tiêu là Việt Nam sẽ xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên; Xây dựng được 02-05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc trồng có 01-02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.

3.1.2. Thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định

Theo Sở Y tế Bình Định, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1.012 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh thuốc đã được cấp

viện, 09 phòng khám đa khoa, 360 phòng khám chuyên khoa và 250 cơ sở hành nghề dịch vụ y tế) và 392 cơ sở kinh doanh thuốc (11 doanh nghiệp, 180 nhà thuốc, 201 quầy thuốc).

Toàn tỉnh hiện có 151 trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn thuốc nam mẫu (đạt 95% ) và 154 trạm y tế tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (đạt 96,9%). Số bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền độc lập, lồng ghép là 8/13 (tỷ lệ 61,5%), có tổ y học cổ truyền là 5/13 (tỷ lệ 38,5%). Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các tuyến ước đạt 12,0%.

(Nguồn: Sở Y tế Bình Định, 2020).

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân sống cạnh rừng, đặc biệt là dân tộc thiểu số, những năm qua Bình Định đã quan tâm tới vấn đề phát triển cây dược liệu, khoanh nuôi và bảo tồn cây dược liệu đặc sản. Công ty Dược và trang thiết bị y tế Bình Định đã khảo sát, so sánh, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết ở xã An Toàn, huyện An Lão so với đặc tính sinh học của các cây dược liệu đang có và du nhập từ vùng khác. Công ty đã tìm và trồng thử nghiệm được 13 cây dược liệu quý phù hợp trên diện tích đất 6.000m2 tại 3 thôn xã An Toàn là Bạch quả, Ba kích, Ngũ vị tử, Ðộc hoạt, Ðương quy, Ðẳng sâm, Thiên môn, Cúc hoa vàng, Xuyên khung, Giảo cổ lam, Gối hạc.. Ngoài ra, huyện An Lão còn đang khoanh nuôi và bảo vệ 1,5 ha chè đặc sản mọc tự nhiên trong rừng và đặc mục tiêu tạo ra thương hiệu chè An Lão.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có tình trạng dược liệu bị giả mạo, dược liệu kém chất lượng nên yêu cầu kiểm nghiệm dược liệu là một vấn đề luôn được quan tâm. Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm là cơ quan quản lý chất lượng thuốc tại Bình Định, trong những năm qua đã có kế hoạch và triển khai việc kiểm tra chất lượng dược liệu, phát hiện dược liệu

giả, dược liệu kém chất lượng lưu hành trên thị trường, góp phần vào việc ổn định chất lượng dược liệu trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tác giả đã thực hiện khảo sát sơ bộ thị trường sản phẩm thảo dược Bình Định tại các cơ sở có bán sản phẩm thảo dược. Số liệu thu được từ khảo sát 30 cơ sở bán sản phẩm thảo dược ở Bình Định (Phụ lục 2) bao gồm các siêu thị, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, các cửa hàng, đại lý bán trực tiếp và onine cho thấy các sản phẩm thảo dược được mua bán trên thị trường Bình Định khá đa dạng. Số lượng mặt hàng thảo dược được bán tại các cơ sở được khảo sát là 210 loại. Có 11 cơ sở chuyên doanh sản phẩm thảo dược và 19 cơ sở kinh doanh nhiều loại mặt hàng, và mỗi cơ sở được khảo sát bán trung bình khoảng 10 loại sản phẩm thảo dược, doanh thu từ thảo dược của một cơ sở là 326 triệu đồng/năm. Lượt khách mua thảo dược trung bình 11 lượt/ngày/cơ sở. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hai nhóm sản phẩm bán chạy nhất ở Bình Định là trà thảo dược và tinh dầu thiên nhiên.

Hình 3.1. Một số cơ sở bán sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định

3.1.3. Sản phẩm trà thảo dƣợc tại Bình Định

Trà thảo dược là trà mà trong thành phần của nó không chỉ có lá trà mà là phối hợp giữa trà và thảo dược, dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà).

- Lá trà đơn hành: Là dùng lá trà pha uống để phòng trị một số bệnh mãn tính nào đó.

- Phối hợp giữa trà và thảo dược: Lá trà dùng chung với các loại thảo dược khác như một loại dược phẩm, đó là sự phát triển trong thực tế của trà thảo dược. Nếu chỉ sử dụng một loại lá trà nào đó để trị bệnh thì phạm vi điều trị sẽ bị hạn chế, còn phối hợp giữa lá trà với các loại thảo dược khác thì có thể trị được nhiều loại bệnh hơn.

- Dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà): Là loại trà thảo dược có thể không thêm lá trà nào cả, chỉ dùng các loại thảo dược đối với những chứng bệnh không cần thiết hoặc không thích hợp điều trị bằng lá trà.

Ngoài ra, có những loại trà từ thảo dược được chế biến thành dạng viên mềm như thuốc tễ để người bệnh có thể sử dụng một cách tiện lợi.

Trà thảo dược với hương vị thơm ngon, tính năng giải nhiệt cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đã dần trở thành lựa chọn hàng ngày của nhiều người.

Kết quả khảo sát ở 30 cơ sở bán các sản phẩm thảo dược cho thấy những loại trà được mua bán và tiêu dùng phổ biến ở Bình Định là trà Thái Nguyên, trà Ô lông, trà hương lài, trà hương sen, trà tim sen, trà atiso, trà cà gai leo, trà long nhãn, trà thanh nhiệt, đông trùng hạ thảo, trà nấm linh chi, hoa huệ tây. Các loại trà này không chỉ được mua bán ở các siêu thị, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thương mại, các cửa hàng, đại lý bán trực tiếp và onine, mà còn được bán ở các cửa hàng thuốc và chợ. Ở các chợ, bên cạnh các

loại trà thảo dược đã được sơ chế hoặc chế biến còn có trà xanh (trà tươi) và trà dung.

Trà dung hay chè dung hay chè làng (Symplocos laurina), nổi tiếng là một đặc sản miền núi của Việt Nam, được tìm thấy nhiều nhất ở một số huyện xã vùng đất Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Chè dung mọc hoang tự nhiên trên rừng và rất khó tìm thấy được. Chè dung được biết đến là thực vật tốt cho sức khỏe con người, tác dụng của chè dung chữa được nhiều bệnh khác nhau

Về đặc điểm, chè dung cao trung bình khoảng 4-9m, nếu đã bị đốn chặt thì khoảng 1-3m. Lá chè mọc không đều, so le, phiến lá dài 9-16cm hình trứng cuộn dài, mép lá có răng cưa ngắn, mặt lá nhẵn, khi tươi lá xanh, khi khô lá vàng xanh hoặc vàng nâu. Hoa của chè dung nhiều, có mùi thơm dễ chịu, đôi khi màu trắng hoặc màu vàng nhạt, thường mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Quả hình thuôn dài, ăn được, thịt quả màu tím đỏ. Trong chè dung có chứa nhiều thành phần hóa học như tatin, hợp chất plavonozit, và nhiều hợp chất quý khác. Trong vỏ thân chè có chứa 3 ancaloit: loturin, coloturin và loturidin.

Theo Đông Y, chè dung có vị chua ngọt, dân gian thường dùng lá dung để pha uống giúp tiêu cơm, chữa đau bụng và tiêu chảy. Ngoài công dụng giải khát và dùng làm thuốc, người xưa còn dùng chè dung để nhuộm vải.

Chè dung còn được người cao tuổi chọn để pha chè uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tiêu độc, tiêu mỡ, hạ huyết áp. Cách pha chè cũng rất đơn giản: dùng một nắm lá chè nấu với 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi dùng uống mỗi ngày sẽ rất tốt cho cơ thể và bệnh đường ruột.

Trà dung được người dân tộc Chăm H’roi khám phá và khai thác lâu đời tại vùng núi huyện Vân Canh, Bình Định, được xem là một loại trà đặc sản của Bình Định với nhiều công dụng như: Giải nhiệt, tiêu độc, thanh lọc cơ thể, hạ huyết áp, men gan cao, giảm đau xương khớp, hỗ trợ trị đau dạ dày,

kháng khuẩn, chống viêm, giảm sốt, tiêu đờm, tiêu mỡ, làm đẹp da, làm mượt tóc, thông kinh, bổ huyết, chữa đau bụng do rong kinh. Hiện nay, trà dung được thu hái và sơ chế dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số doanh nghiệp và hộ dân ở huyện Vân Canh đã nghiên cứu và ươm giống trồng thử nghiệm cây trà dung với mục tiêu giảm áp lực thiếu hụt nguyên liệu, mở rộng sản lượng và phát triển thương hiệu trà dung Vân Canh. Sản phẩm trà dung được phục vụ ở các quán ăn, quán cafe; được bán ở các quầy lưu niệm và cửa hàng đặc sản Bình Định. Giá thu mua từ người thu hái là 4.000 đồng/kg, giá bán trà dung nguyên lá sấy khô Cazin 200 gr là 30.000 đồng, hộp 30 gói trà dung túi lọc giảm cân The Kaffeine là 119.000 đồng cho thấy tiềm năng phát triển đa dạng các loại sản phẩm và khai thác nhu cầu thị trường của loại trà thảo dược này.

Chè dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ…, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae).

Lá chứa Tanin (10.82 -13.30%) flavonoit toàn phần chiếm 18.15 + 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+- 0.04%.

Nước Chè Dây có mùi thơm và khá dễ uống. Sản phẩm này giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc và hỗ trợ cho bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chè dây là một loại thảo dược quý được lưu truyền và dùng rộng rãi trong dân gian. Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt.

Chè dây thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè uống thay nước. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rõ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu…

Hình 3.2. Một số sản phẩm trà thảo đƣợc bày bán tại Bình Định

Nguồn khảo sát thực tế tại Bình Định

3.1.4. Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên tại Bình Định

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên, có mùi đặc trưng gặp nhiều trong thực vật, có trong động vật, bay hơi ngoài không khí ở nhiệt độ thường, không để lại vết trên giấy, có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong dầu béo và các dung môi hữu cơ.

Tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế ra các chất thơm khác đáp ứng các nhu cầu xã hội (Thuốc, chất thơm thực phẩm, nước hoa...)

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược, trong đó có các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ thảo dược.

Tinh dầu thường được trích, chiết, chưng cất từ thân cây, lá cây, vỏ cây, rễ cây, hoa, cỏ. Tinh dầu được ví như sinh khí của cây, nên nó có các tác dụng trị liệu như: kích thích thần kinh não bộ, chống mỏi mệt, giúp con người hưng phấn, thư giãn sau khi làm việc căng thẳng. Ngoài ra, tinh dầu thiên nhiên còn được sử dụng để xông phòng, tiêu diệt côn trùng và giảm mùi ẩm mốc do thời tiết. Việc dùng tinh dầu nếu đúng theo hướng dẫn của chuyên gia thì sẽ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng. Không phải ai cũng sử dụng được tinh dầu, tùy theo cơ địa của mỗi người việc sử dụng tinh dầu có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Ðặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh, không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu.

Có nhiều cách phân loại tinh dầu thiên nhiên từ thảo dược. Căn cứ vào cấu tạo phân tử có thể chia tinh dầu thành 4 nhóm chính: Tinh dầu có thành phần là các hợp chất aliphatic; Tinh dầu có thành phần là các terpen và những dẫn chất của chúng; Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm và Tinh dầu có thành phần pha tạp.

Về tính chất lý, hoá của tinh dầu, đa số tinh dầu là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn như menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin. Màu sắc thường là không màu hoặc màu vàng nhạt. Trong quá trình bảo quản do hiện tượng oxy hoá tinh dầu có thể bị sẫm màu. Một số có màu đặc biệt, ví dụ các hợp chất azulen có màu xanh mực. Đa số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, vị: cay hoặc ngọt và dễ bay hơi được ở nhiệt độ thường. Các loại tinh dầu thiên nhiên rất dễ bị oxy hoá, và sự oxy hoá thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)