Phân tích quá trình hoạt động nhận thức nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 63 - 68)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Phân tích quá trình hoạt động nhận thức nhu cầu

Người tiêu dùng luôn có nhiều nhu cầu khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh, hoạt động của bản thân. Tùy thuộc vào nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng, nhận thức về nhu cầu có thể có các hình thức khác nhau. Đối với việc mua sản phẩm thảo dược, người mua để tiêu dùng được khảo sát chủ yếu nhận diện nhu cầu về sản phẩm theo giới thiệu/tư vấn của người khác (chiếm 29,79 %) và có tới 22,70 % người tiêu dùng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mua các sản phẩm thảo dược mà không suy nghĩ về nhu cầu sử dụng trước.

Bảng 3.2. Cách ngƣời tiêu dùng nhận thức nhu cầu sản phẩm thảo dƣợc trƣớc khi mua

Cách nhận thức nhu cầu theo độ tuổi Số lƣợng Tỉ lệ

Ngẫu nhiên/tình cờ mua mà không suy nghĩ 32 22,70

Theo giới thiệu/tư vấn của người khác 42 29,79

Theo chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y 18 12,77 Theo quảng cáo của người bán hoặc nhà sản xuất 18 12,77 Tự tìm hiểu thông tin bệnh và sản phẩm thảo dược để

chữa bệnh 23 16,31

Theo cách khác: (ghi cụ thể) 8 5,67

Tổng cộng 141 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Cách nhận diện nhu cầu cho thấy người tiêu dùng sản phẩm thảo dược ở Bình Định khá dễ dãi trong việc mua và sử dụng các sản phẩm thảo dược và trong nhiều trường hợp xem sản phẩm thảo dược như những loại thực phẩm

bổ dưỡng sử dụng thường ngày. Tuy nhiên, cách nhận diện nhu cầu khá khác nhau ở những độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, và trình độ giáo dục.

- Theo độ tuổi:

Những người tiêu dùng trẻ tuổi và trung niên lưu ý nhiều đến sự tư vấn của người khác trong việc nhận diện nhu cầu về sản phẩm thảo dược (ảnh hưởng ở mức 31,03% ở lứa tuổi từ 20 đến dưới 35 tuổi và 31,76% ở lứa tuổi từ 35 đến dưới 50 tuổi). Trong khi đó, những người tiêu dùng trên 50 tuổi, không suy nghĩ nhiều về nhu cầu khi mua các sản phẩm thảo dược, sử dụng sản phẩm thảo dược theo thói quen có thể đã ảnh hưởng đến cách người già ít chú ý nhận diện nhu cầu về các sản phẩm thảo dược cụ thể.

Hình 3.4. Cách nhận diện nhu cầu theo độ tuổi

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

- Theo giới tính:

Người tiêu dùng nữ thường lo lắng và hỏi ý kiến của người khác về các vấn đề sức khỏe và thuốc men (chiếm 32,32%) hoặc tự tìm hiểu thông tin về bệnh tật và sản phẩm thảo dược để chữa bệnh (chiếm 22,22%), trong khi đó,

nam giới có xu hướng bị kích thích nảy sinh nhu cầu hay nhận diện nhu cầu khi xem các quảng cáo của người bán hoặc nhà sản xuất (42,86%).

Hình 3.5. Cách nhận diện nhu cầu theo giới tính

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

- Theo nghề nghiệp:

Trừ nhóm cán bộ, CCVC và nhân viên văn phòng thì các nhóm đối tượng khảo sát còn lại đều nhận diện nhu cầu qua 2 cách: hỏi ý kiến của người khác về các vấn đề sức khỏe và thuốc men hoặc tự tìm hiểu thông tin về bệnh tật và sản phẩm thảo dược để chữa bệnh. Trong đó, ở nhóm công nhân, nông dân và lao động phổ thông tỉ lệ nhận diện nhu cầu theo 2 cách này là 36,84% và 21,05%. Trong nhóm người tiêu dùng là cán bộ, CCVC và nhân viên văn phòng có đến 27,50% ngẫu nhiên hoặc tình cờ mua mà không suy nghĩ về nhu cầu.

Hình 3.6. Cách nhận diện nhu cầu theo nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

- Theo thu nhập:

Người tiêu dùng sản phẩm thảo dược có thu nhập trung bình đến khá thường nhận diện nhu cầu qua 2 cách: hỏi ý kiến của người khác về các vấn đề sức khỏe và thuốc men (chiếm 62,95 %) hoặc tự tìm hiểu thông tin về bệnh tật và sản phẩm thảo dược để chữa bệnh (chiếm 42,62%). Trong khi đó các đối tượng khảo sát có thu nhập cao (từ 20 triệu đồng trở lên) có xu hướng quan tâm khá đồng đều đến ý kiến tư vấn của người khác, tự tìm hiểu thông tin bệnh tật và thảo dược chữa bệnh, cũng như quảng cáo của nhà sản xuất hoặc người bán hàng.

Hình 3.7. Cách nhận diện nhu cầu theo thu nhập

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

- Theo tần suất mua:

Người tiêu dùng mua và sử dụng thảo dược lần đầu có xu hướng chọn dễ dàng, ngẫu nhiên, tình cờ trong khi đó người tiêu dùng mua và sử dụng nhiều lần có xu hướng tìm kiếm tư vấn hoặc tự tìm hiểu thông tin bệnh tật và thuốc.

Hình 3.8. Cách nhận diện nhu cầu theo tần suất mua sản phẩm

Việc những người tiêu dùng mua lần đầu không được hỗ trợ thông tin hoặc không định hướng tự tìm kiếm thông tin cho thấy marketing sản phẩm thảo dược chưa có tác dụng kích thích, gợi mở nhu cầu, giúp khách nhận diện nhu cầu và tìm kiếm sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)