Thực trạng về kế hoạch hóa phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng về kế hoạch hóa phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các

trường trung học phổ thông

Kết quả ở Bảng 2.18 và kết quả thu đƣợc từ phỏng vấn, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp rút kinh nghiệm thông qua các báo cáo đánh giá, tổng kết và tài liệu liên quan...cho thấy có đa số ý kiến cho rằng trên cơ sở tầm nhìn, kế hoạch phát triển chung của trƣờng, tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH. Mục tiêu, định hƣớng, biện pháp rõ ràng, có những bƣớc đi cụ thể nên hiệu quả quản lý CBQL,GV đánh giá mức rất hiệu quả có 51/160 ý kiến chiếm 31,9%, hiệu quả có 67/160 ý kiến chiếm 41,9%. Bên cạnh đó, vẫn còn còn có CBQL,GV đánh giá mức ít hiệu quả có 33/160 ý kiến chiếm 20,6% và không hiệu quả có 9/160 ý kiến chiếm 5,6%. Mức độ thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý có mức điểm trung bình là 3,06, đạt mức khá. Mặc dù các loại kế hoạch có đƣợc xây dựng, nhƣng nội dung vẫn còn

56

chƣa tốt, đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo các trƣờng cần phải thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả hơn để có những kết quả đáng mong đợi đề ra nhƣ mục tiêu xác định ban đầu. Nếu kế hoạch đặt ra nhƣng thực hiện không tốt thì nó có mặt tiêu cực trở lại đối với công việc mà chúng ta đang thực hiện, hơn nữa nó ảnh hƣởng đến việc vận động, khuyến khích ngƣời làm hoạt động động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội và ngƣời đƣợc giáo dục. Đồng thời, để hoạt động động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả nhà trƣờng cần có cơ chế cụ thể việc đảm bảo đủ về nhân lực, vật lực, tài lực cho triển khai các hoạt động.

Bả 2.18. Đ h của c bộ quả , v ê về thực trạ kế h ạch hóa phò , chố tệ ạ xã hộ ch học s h

Nội dung

Hiệu quả quản lý Mức độ thực hiện các chức năng quản lý của chủ

thể quản lý Rất hiệu

quả Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL TL SL TL SL TL SL TL ĐTB Kế hoạch hoá hoạt động

giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông

51 31,9 67 41,9 33 20,6 9 5,6 3,06

Kế hoạch cần phải xác lập quyền chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, biết huy động mọi lực lƣợng cũng nhƣ các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và điều hành mọi hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch. Để việc triển khai kế hoạch thành công, cần xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện. Công việc kiểm tra, giám sát, đánh giá diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm vào việc đánh giá thời gian, tiến độ của quá trình quản lý so với kế hoạch đề ra cũng nhƣ những mục tiêu đó nhƣ thế nào so với kế hoạch ban đầu

Công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trƣởng có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Bởi làm bất cứ một việc gì hay tổ chức bất kỳ một hoạt động nào thì cũng đều có kế hoạch cụ thể và phải đƣợc quản lý chặt chẽ mới đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong công tác hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH thì việc xây dựng kế hoạch và công tác quản lý chỉ đạo lại càng quan trọng hơn.

57

2.4.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh

Bả 2.19. Đ h của c bộ quả , v ê về thực trạ tổ chức thực h ệ kế h ạch phòng, chố tệ ạ xã hộ ch học s h

Nội dung

Hiệu quả quản lý Mức độ thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý Rất hiệu quả Hiệu

quả Ít hiệu quả

Không hiệu quả SL TL SL TL SL TL SL TL ĐTB Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông 45 28,1 84 52,5 26 16,3 5 3,1 3,07

Qua kết quả trên cho thấy đƣợc việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh đƣợc đánh giá mức rất hiệu quả có 45/160 ý kiến chiếm 28,1%, hiệu quả có 84/160 ý kiến chiếm 52,5% là con số khá cao thể hiện đƣợc cán bộ quản lý của các trƣờng quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch, họ cho rằng việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh đã có tác động tích cực lên ý thức và hành vi của học sinh. Tuy vậy, vẫn còn CBQL,GV đánh giá mức ít hiệu quả có 26/160 ý kiến chiếm 16,3% và không hiệu quả có 5/160 ý kiến chiếm 3,1%. Mức độ thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý có điểm trung bình là 3,06.

Theo chúng tôi, để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trƣờng THPT có hiệu quả, cần tổ chức tốt việc giáo dục phòng, chống TNXH trong chƣơng trình giáo dục chính khoá thông qua việc dạy tích hợp, lồng ghép ở các môn học: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý; 100% giáo viên các bộ môn này phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiết dạy theo qui định. Đồng thời, tổ chức hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần với hoạt động phong phú nhƣ toạ đàm, thảo luận, thi tìm hiểu kiến thức, thi tiểu phẩm văn nghệ... về phòng, chống TNXH và HIV/AIDS, từ đó làm phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục công tác phòng, chống TNXH trong nhà trƣờng. Tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra việc hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống TNXH trong nhà trƣờng, nâng cao vai trò trách nhiệm của

58

ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên của nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng, công an phƣờng, xã, thị trấn trong việc phối hợp phòng, chống TNXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)