Vai trò của QLNN đối với dịch vụlogistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Vai trò của QLNN đối với dịch vụlogistics

Logistics có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.QLNN đối với dịch vụ logistics là một tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, nó là kết quả của đƣờng lối đổi mới kinh tế của nhà nƣớc, của quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động sâu sắc. Vai trò của QLNN đối với dịch vụ logistics đƣợc thể hiện ở các nội dung sau.

- QLNN đối với dịch vụ logistics là thể hiện rõ vai trò của nhà nƣớc trong việc tạo môi trƣờng và hành lang cho dịch vụ logistics phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN; đảm bảo sự phát triển ổn định, đúng hƣớng, nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực và đất nƣớc.

- QLNN đối với dịch vụ logistics giúp định hƣớng cho sự phát triển kinh tế xã hội đối với khu vực này. Nhà nƣớc sử dụng quyền lực của mình để đƣa ra các chính sách mang tính định hƣớng, hoạch định cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Từ đó, xây dựng nên các bộ máy để quản lý, tổ chức, điều hành theo một khuôn khổ hành lang pháp lý bắt buộc. Song song với đó, nhà nƣớc tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có cơ hội đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động

lĩnh vực logistics, đặc biệt là các lĩnh vực nhà nƣớc đang thực hiện một cách khó khăn (do thiếu vốn…). Thông qua các công cụ, đòn bẩy, hành lang pháp lý thuận lợi để tạo những lợi thế đáng kể cho doanh nghiệp khi tham gia cung ứng dịch vụ logistics nói chung. Mặt khác, việc quản lý của nhà nƣớc sẽ đảm bảo tính pháp lý trong công tác thu hút đầu tƣ, thu hút các doanh doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng giàu tiềm năng.

- QLNN đối với dịch vụ logistics tốt sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh lƣu thông hàng hóa, giảm chi phí trong kinh doanh quốc tế, đảm bảo dân chủ, công bằng xã hôi. QLNN đối với dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn trong việc quản lý và triển khai, mở rộng thị trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp, loại bỏ các chi phí không cần thiết, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, dân chủ và công bằng xã hội.

- Dự báo và giải quyết những khó khăn, cản trở việc phát triển dịch vụ logistics trong giai đoạn sắp tới. Trong những năm gần đây, do việc ký kết nhiều hiệp định tự do thƣơng mại, Việt Nam đã và đang tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức. Logistics tuy đã đƣợc đƣa vào khai thác từ lâu, tuy nhiên mới thực sự đƣợc đầu tƣ một vài năm gần đây. Sự non trẻ, thiếu kinh nghiệm, và đặc biệt là sự lạc hậu, manh mún của các doanh nghiệp nội đòi hỏi phải có sự can thiệp, hỗ trợ từ phía nhà nƣớc. Điều đó cho thấy đƣợc sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đến lĩnh vực logistics, nó cho phép chúng ta quản lý và đẩy mạnh các thế mạnh vốn có, đồng thời kiểm soát, điều chỉnh, cân bằng những nguồn lực mà chúng ta còn yếu, từ đó tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.

- QLNN đối với dịch vụ logistics nhằm trực tiếp quản lý, điều hành các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics, góp phần giảm thiểu chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo tiền đề thúc đẩy các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Việc kiểm soát tất cả các chi phí trong chuỗi dịch vụ logistics cảng đòi hỏi phải có sự can thiệp mà nhà nƣớc giữ vai trò rất quan trọng, vì giảm chi phí này nghĩa là: giảm chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm những rủi ro trong hoạt động kinh tế giữa các quốc gia; giúp các công ty giành đƣợc ƣu thế, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, dẫn đến tăng trƣởng thƣơng mại quốc gia; thúc đẩy tính hiệu quả trong sản xuất, phân phối; giảm sự cách biệt giữa giá tiêu dùng và sản xuất; khuyến khích sự phân phối lao động hiệu quả, thực hiện đƣợc các mục tiêu này đòi hỏi phải có những chính sách thích hợp, có những định hƣớng rõ ràng, tạo môi trƣờng thuận lợi và sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cơ quan QLNN.

Tóm lại, với vai trò quan trọng đó và sự phức tạp về tính chất, rộng lớn về quy mô, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế và an ninh quốc phòng nên cần phải quản lý nhà nƣớc về hoạt động logistics. Không thể có một tổ chức nào có đủ năng lực để có thể quản lý đƣợc ở tầm vĩ mô toàn bộ hoạt động này. Chỉ có nhà nƣớc mới có đủ nguồn lực về vật chất, nhân lực và công cụ, thông qua hệ thống pháp luật, bộ máy tổ chức chặt chẽ từ trung ƣơng đến địa phƣơng cùng với việc sự dụng các chế tài đặc biệt để đảm bảo hoạt động logistics đƣợc diễn ra thông suốt, ổn định, đúng định hƣớng. Do vậy về mặt vĩ mô cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả đối với hoạt động logistics.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về logistics

Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về logistics là những nhân tố ảnh hƣởng đến định hƣớng phát triển, đảm bảo công bằng xã hội trong lĩnh vực logistics, trong đó có các nhân tố chủ yếu sau:

- Mức độ mở cửa của nền kinh tế trong hội nhập: Mức độ mở cửa của

nền kinh tế là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia,nó đƣợc thể hiện ở chính sách thuế quan, các hàng rào

phi thuế quan, chính sách tỷ giá…Một quốc gia có mức độ mở cửa nền kinh tế cao có nghĩa là nƣớc đó có giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu lớn, có chính sách đối ngoại mởcửa, thông thoáng, chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý, hạn chế các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Mặt khác, các nƣớc có mức độ mở cửa kinh tế lớn sẽ dẫn đến khả năng thu hút đầu tƣ nhiều hơn. Dịch vụ logistics chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các chính sách xuất nhập khẩu. Những thay đổi trong hoạt động xuất nhập khẩu làm thay đổi căn bản dịch vụlogistics, đến lƣợt mình, những thành công của dich vụ logistics thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Chính vì thế ảnh hƣởng không nhỏ đến QLNN đối với dịch vụ logistics.

- Thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh: Thể chế, chính sách là

những quy định pháp lý của các quốc gia nhằm điều chỉnh hoạt động của một ngành, một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế. Đây là yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh và là điều kiện hết sức quan trọng cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực đó. QLNN đối với dịch vụ logistics càng đƣợc quan tâm đầu tƣ hoàn chỉnh sẽ giúp cho hệ thống dịch vụ logistics có cơ sở để phát triển và hoàn thiện. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia áp dụng chính sách mở cửa kinh tế, khối lƣợng và trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên, các yêu cầu về dịch vụ logistics phục vụ cho việc lƣu chuyển hàng hóa đều gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng đòi hỏi các cơ quan QLNN phải xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách hoàn chỉnh và tiên tiến.

- Sự phát triển của kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền

thông: Kết cấu hạ tầng có ảnh hƣởng rất lớn đến dịch vụ logistics, kết cấu hạ

tầng bao gồm hệ thống đƣờng xá, bến bãi, sân bay, bến cảng, mạng trục viễn thông, hệ thống cấp điện, nƣớc... phục vụ cho việc lƣu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến ngƣời tiêu thụ cuối cùng. Kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông.

Với vai trò nhƣ là cầu nối, hệ thống đƣờng xá, bến bãi, hệ thống trục viễn thông... đóng góp hết sức quan trọng và ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ logistics. Nhà nƣớc quan tâm đến đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông sẽ làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa thông suốt rút ngắn thời gian vận chuyển, giải phóng nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với dịch vụ logistics.

- Nguồn nhân lực cho QLNN đối với dịch vụ logistics: Cũng nhƣ các

ngành kinh tế, trong điều kiện hội nhập, yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của hệ thống dịch vụ logistics, nhất là nguồn nhân lực cho QLNN. Vì dịch vụ logistics trong hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ giới hạn trong phạm vi một hoặc một số quốc gia nhất định mà phạm vi hoạt động của nó mang tính toàn cầu nên nguồn nhân lực QLNN tốt sẽ giúp các hãng kinh doanh dịch vụ logistics nắm bắt đƣợc đòi hỏi của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực QLNN tốt sẽ tham mƣu kịp thời với các cấp quản lý để đƣa ra hệ thống chính sách, pháp luật thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển, tạo cho các doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao.Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trƣờng logistic tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy các cơ quan QLNN quản lý tốt quá trình đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cho QLNN đối với dịch vụ logistics sẽ góp phần tăng cƣờng năng lực công tác QLNN, tạo tiền đề tăng hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics theo kịp tiến độ phát triển của thế giới trong thời đại mới.

- Các loại hình dịch vụ logistics ngày càng đa dạng: Ngày nay sự phát

triển của các loại hình dịch vụ logistics ngày càng đa dạng. Sự ra đời của dịch vụ vận tải đa phƣơng thức do nhà kinh doanh logistics đảm nhận đã nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu quốc tế. Thêm nữa, cùng với sự phát triển E- Logistics sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và giao nhận, chất

lƣợng dịch vụ logistics cảng ngày càng đƣợc nâng cao, thu hẹp hơn nữa mọi cản trở về không gian và thời gian trong dòng lƣu chuyển hàng hóa và dịch vụ, làm cho công tác QLNN đối với dịch vụ logistics ngày càng trở nên bức thiết và quan trọng.

- Quy mô các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics

ngày càng lớn: Nếu QLNN đúng hƣớng chắc chắn sẽ làm cho dịch vụ

logistics ngày càng phát triển, tăng lên cả về số và chất lƣợng. Khi hệ thống dịch vụ logistics và các doanh nghiệp phát triển nó ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác QLNN.

Nhƣ vậy, QLNN đối với dịch vụ logistics tốt sẽ tạo cho hệ thống dịch vụ logistics phát triển đùng hƣớng, mang lại khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng. Nhƣng cũng sẽ gây ra không ít khó khăn, thậm chí thất bại nếu có những quyết định sai lầm nhƣ: sai lầm trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, chọn sai vị trí, sai tiềm năng, dự trữ không phù hợp.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về logistics của một số địa phƣơng và bài học đối với tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Địa phƣơng này cũng là điểm cuối trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nƣớc Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với lợi thế đó, Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó phát triển đƣợc hệ thống cơ sở hạ tầng

logistics đồng bộ, liên thông, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, xử lý dòng hàng hóa phát sinh của Thành phố, của các tỉnh lân cận và một phần luồng hàng hóa trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đà Nẵng là một trong những tỉnh miền Trung đi đầu trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành dịch vụ trong đó có dịch vụ logistics. Một trong những yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của ngành dịch vụ logistics là lợi thế về địa lý, tức là địa phƣơng đó phải nằm trong trung tâm vùng phát triển kinh tế, với một mạng lƣới giao thông thuận tiện. Đây chính là một trong những lợi thế lớn nhất của thành phố Đà Nẵng.

Cảng Đà Nẵng đƣợc xác định là yếu tố trung tâm để phát triển dịch vụ logistics của thành phố. Định hƣớng phát triển và đầu tƣ phƣơng tiện, thiết bị, cơ sở hạ tầng để cảng Đà Nẵng trở thành cảng container hiện đại nhất khu vực miền Trung là mục tiêu quan trọng, luôn đƣợc lãnh đạo cảng Đà Nẵng quan tâm và ƣu tiên hàng đầu. Cụ thể hóa mục tiêu này là việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, trang thiết bị bốc xếp hiện đại, phần mềm quản lý mới, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trƣờng cho mặt hàng container. Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng container luôn chiếm tỷ trọng từ 35-40% sản lƣợng thông qua cảng và doanh thu chiếm từ 40-50% tổng doanh thu của cảng. Với sự đầu tƣ đúng mức và kịp thời cho cảng container đã giúp cho sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng luôn giữ đƣợc mức tăng trƣởng bình quân trên 20%/năm, trong đó hàng hóa container tăng bình quân trên 25%/năm.

Đà Nẵng cũng tiên phong trong việc quy hoạch trung tâm logistics nhằm đáp ứng xu hƣớng thị trƣờng. Ngày 9/9/2015 Trung tâm Logistics Transimex Đà Nẵng với tổng vốn đầu tƣ gần 50 tỷ đồng đã chính thức khánh thành và đƣa vào hoạt động tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm với diện tích 16.000 m2. Ở vị trí này, trung tâm logistics Đà Nẵng trong vòng bán kính trên dƣới 100km tiếp cận với tất cả các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, chế

xuất lớn trong khu vực của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế và các tỉnh Tây Nguyên bằng tất cả loại hình vận tải nhƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và cả đƣờng hàng không. Đặc biệt, trung tâm logistics Đà Nẵng còn nằm ở điểm cuối ra biển của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua tăng khá ổn định, và tiếp tục là đầu tàu kinh tế khu vực và cả nƣớc, với đóng góp chiếm gần 23% GDP cả nƣớc. Trong thời gian tới, định hƣớng phát triển thành phố Hồ Chí Minh là tiếp tục giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nƣớc, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trƣởng mới gắn với ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao nhƣ: tài chính, thƣơng mại, du lịch… đặc biệt là lĩnh vực logistics. Ngành dịch vụ vận tải kho bãi là 1 trong 9 ngành dịch vụ trọng yếu đóng góp cho GRDP của thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị thực hiện năm 2019 là 134.762 tỷ đồng (chiếm 10% GRDP của Thành phố).

Để phát triển dịch vụ logistics tren địa bàn, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định phe duyẹt Đề cuong Đề án Phát triển ngành logistics đến nam 2025, định huớng đến nam 2030. Theo đề cuong đã đuợc phe duyẹt, đề án có 3 nhiẹm vụ cốt lõi. Đó là hoạch định chiến luợc phát triển ngành logistics Thành phố dựa tren nguyen tắc lien kết vùng. Theo đó, về hạ tầng kỹ thuạt, xác định nhu cầu, đề xuất vị trí, quy mo thành lạp 3 trung tam logistics. Ba trung tam này sẽ đáp ứng yeu cầu trung chuyển, luu trữ, cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)