7. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNlogistics
Phát triển các DN kinh doanh dịch vụ logistics với nhiều cấp độ quy mô, cơ cấu sở hữu, loại hình kinh doanh khác nhau. Thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thiết lập văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với các dịch vụ đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao, có tiềm năng phát triển phạm vi cung ứng rộng và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung phát triển các DN có khả năng trực tiếp thực hiện toàn bộ các khâu trong chuỗi dịch vụ logistics.
Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động logistics, chuyên môn hoá theo mặt mạnh của mỗi công ty. Mỗi công ty sẽ đầu tƣ phát triển, củng cố thế mạnh của mình để cung cấp một chuỗi logistics hoàn chỉnh. Việc liên kết lại sẽ giúp các công ty giao nhận vừa và nhỏ tăng sức mạnh, chia sẻ nguồn lực, tận hƣởng lợi thế nhờ quy mô. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các công ty logistics nƣớc ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn. Sau một thời gian liên kết và học hỏi có thể tách ra để
phát triển độc lập.
Tham gia vào hiệp hội ngành nghề cũng là giải pháp quan trọng giúp DN phát huy đƣợc thế mạnh, tiếng nói chung và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Thông qua các hiệp hội ngành nghề DN logistics trên địa bàn Bình Định sẽ nắm bắt đƣợc thực trạng cũng nhƣ là nhu cầu trên địa bàn để từ đó có kế hoạch cung ứng phù hợp với nhu cầu của các chủ hàng. Các DN có kế hoạch thâm nhập thị trƣờng nào đòi hỏi DN logistics phải có đƣợc mạng lƣới hoạt động ở thị trƣờng đó, tìm hiểu pháp luật ở thị trƣờng đó giúp cho các chủ hàng thành công hơn trong chiến lƣợc thâm nhập, từ đó khẳng định năng lực cạnh tranh của các DN logistics Bình Định.
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao cho ngành logistics
Cần phải có một chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, có những bƣớc đi rõ ràng cho ngành logistics, một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác, đẩy nhanh chƣơng trình đào tạo các chuyên gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các địa phƣơng đi đầu trong nƣớc nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….
Đào tạo nguồn nhân lực theo hƣớng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, nhất là đối với đào tạo đại học để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn trƣớc mắt, Bình Định cần chú trọng đến hệ thống đào tạo nghề để có thể tiếp cận ngay với công việc; Đề nghị Trƣờng Đại học Quy Nhơn xây dựng các chƣơng trình đào tạo logistics, đƣa môn học logistics vào học phần bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; Nâng cao chất lƣợng đầu vào và có chính sách hỗ trợ học phí đối với những sinh viên theo học chuyên ngànhLogistics và Quản trị chuỗi cung ứng tại
Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
Địa phƣơng có thể phối hợp hoặc hỗ trợ các DN xuất nhập khẩu và các trƣờng đại học để đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tƣờng ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thƣơng, cập nhật thƣờng xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty cần có chƣơng trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trƣờng nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trƣờng này.
3.2.5.Đẩy mạnh hợp tác và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về lĩnh vực logistics
Phát triển dịch vụ logistics ở Bình Định cần hƣớng tới hình thành hệ thống logistics điện tử. Logistics điện tử dựa trên cơ sở ứng dụng triệt để các thành quả của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của logistics, đặc biệt là hệ thống mạng internet. Đây là xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới trong chiến lƣợc phát triển logistics và cũng là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics.
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho cộng đồng logistics Bình Định và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hệ thống thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính đóng vai trò sống còn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hóa và các chứng từ. Học hỏi và hợp tác để ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt là thƣơng mại điện tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ góp phần quan trọng tiết kiệm đƣợc các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo cho quá trình hoạt động của DN thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả. Cơ sở dữ liệu phải mạnh để nó thật sự giúp ích, là công cụ tuyên truyền, là cầu nối giữa cộng
đồng logistics và các DN xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và cũng nhƣ trong cả nƣớc.
Cần sớm tiêu chuẩn hóa dịch vụ logistics. Thiếu một quy chuẩn thống nhất là điều đang tồn tại rất rõ trong ngành dịch vụ logistics nƣớc ta. Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ đƣợc đề cập đến trong Luật Thƣơng mại nhƣ là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì lại chƣa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này. Tuy vậy, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của nhiều nƣớc đã đi trƣớc để xây dựng một hệ tiêu chuẩn hƣớng dẫn cho DN mà ở đây vai trò của nhà nƣớc và các hiệp hội, mà trƣớc hết là các hiệp hội liên quan đến ngành dịch vụ logistics là cực kỳ cần thiết.