Những bất cập, hạnchế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Những bất cập, hạnchế

- Hệ thống luật, quy định chƣa tạo đƣợc các liên kết ngang (liên kết tất cả các dịch vụ ngân hàng, hải quan, kho bãi, giao nhận...).Cơ chế QLNN hiện nay chƣa đảm bảo tính hiệu lực, còn tạo ra sức ỳ lớn, chƣa nhạy bén do chƣa có một cơ quan chủ quản nhất định cho QLNN đối với dịch vụ logistics. Cơ chế còn chƣa thông thoáng, khi tỉnh muốn phát triển, đẩy mạnh các thế mạnh của địa phƣơng thì cần sự phê duyệt của trung ƣơng. Điều này làm mất đi thời cơ, cũng nhƣ sự chủ động của tỉnh.

- Tỉnh Bình Định đã bắt đầu triển khai xây dựng quy hoạch logistics. Tuy nhiên, các đề án này đƣợc thực hiện chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh logistics, hay nói các khác, đề án quy hoạch chƣa theo sát nhu cầu phát triển của thị trƣờng để tạo cơ chế, nền tảng hỗ trợ cho nhà đầu tƣ; Tỷ lệ dự trữ đất dành cho trung tâm logistics còn thấp, cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ.

- Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho lĩnh vực logistics cảng của tỉnh Bình Định thực sự đang gặp rất nhiều vấn đề nan giải. Ngoài các vấn đề về quỹ đất, sự thiếu thống nhất của các cơ quan trung ƣơng cũng làm cản trở đến việc thực hiện những dự án này. Tiến độ các dự án tuy đã đƣợc đẩy nhanh nhƣng vẫn còn chậm so với kế hoạch và yêu cầu thực tế..

- Doanh nghiệp logistics mặc dù phát triển nhanh, nhƣng chất lƣợng và quy mô chƣa tƣơng xứng, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức logistics tự cấp (1PL) hoặc bên cung cấp dịch vụ logistics thứ 2 (2PL).

-Nguồn nhân lực phục vụ cho logisticscòn hạnchế, số lƣợng chuyên gia logistics đƣợc còn quá ít so với yêu cầu phát triển. Nhân công còn thiếu kiến thức toàn diện, trình độ chuyên môn còn hạn chế và chƣa theo kịp sự phát triển

của logistics. Chƣa có cơ sở đào tạo về chuyên ngành logistics hoặc gần chuyên ngành logistics ở cấp đại học sau đại học và cơ sở dạy nghề về logistics.

- Tuy đã áp dụng công nghệ thông tin vào QLNN và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chế độ một cửa nhƣng các thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành vẫn còn chậm, thời gian trả kết quả còn chậm so với nhu cầu thông quan hàng hóa, nhiều thủ tục hành chính vẫn còn thực hiện rất thủ công, làm phát sinh nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)