Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển logistic trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển logistic trên

chuyên môn khác nhau chịu trách nhiệm quản lý, trong đó Sở Công thƣơng chịu trách nhiệm chính trƣớc UBND tỉnh.

Nhằm nâng cao nhận thức cho các đội ngũ cán bộ quản lý, chủ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của chuỗi dịch vụ logistics, Sở Công Thƣơng đã phối hợp với các cơ quan quản lý ngành, các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến tuyên truyền các nội dung về logistics thông qua các Hội nghị nhƣ: Tập huấn những nội dung cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định; Tập huấn nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics; Hội nghị phổ biến tuyên truyền các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics; Hội nghị ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,… Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực logistics tuân thủ pháp luật, thực hiện các đúng quy định.

2.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển logistic trên địa bàn tỉnh Bình Định địa bàn tỉnh Bình Định

Quốc hội ban hành Luật Thƣơng Mại, Luật Doanh Nghiệp, Luật Hàng Hải và các luật có liên quan, quy định các hình thức kinh doanh dịch vụ logistics. Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định hƣớng dẫn thi hành Luật; phê duyệt các Quy hoạch, đề án phát triển hệ thống trung tâm logistics,

phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nhằm định hƣớng hoạt động, bao gồm định hƣớng phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics đa dạng.

Các bộ ngành trung ƣơng và UBND tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với nhau triển khai chi tiết các quy định của Chính phủ. Triển khai việc thực hiện chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế theo ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển dịch vụ logistics để làm tham mƣu cho Chính phủ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội.

UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng để án phát triển các ngành, bao gồm phát triển hoạt động các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, nhằm định hƣớng phát triển và tạo nhu cầu cho dịch vụ logistics. Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp cùng Sở Công thƣơng triển khai thực hiện các chính sách trong hoạt động dịch vụ logistics, các chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, bao gồm quản lý các doanh nghiệp, phân luồng giao thông, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn theo nội dung chƣơng trình đã đề ra.

Trên cơ sở các quyết định:Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, theo đó “Bình Định nằm trong phạm vi hoạt động chủ yếu của Trung tâm logistics hạng II hình thành tại Hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030, phạm vi chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và hướng lên các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với các

cảng cạn, cảng biển (Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngòi), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh vùng Tây

Nguyên)”; Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tƣớng

Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025 tại Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017. Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics nhằm phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp trong GDP của dịch vụ logistics nằm trong nhóm cao trong khu vực dịch vụ của tỉnh với tốc độ trung bình dịch vụ logistics đến năm 2020 là 10-12%/năm, đến năm 2025 tăng trên 12%/năm, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; Phát triển ngành logistics bền vững, hiệu quả, chất lƣợng và có giá trị gia tăng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Xây dựng hệ thống dịch vụ logistics phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc, từng bƣớc phát huy lợi thế của Bình Định trong chuỗi giá trị logistics cả nƣớc; Hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại vùng miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, các nhà giao nhận, vận tải sử dụng Cảng Quy Nhơn nhƣ là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics vào các nƣớc ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng; Xây dựng, từng bƣớc hoàn thiện về hạ tầng: cảng biển, kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phục vụ các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh; Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ logistics theo hƣớng tích hợp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạnh loại hình dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), từng bƣớc triển khai loại hình dịch vụ logistics bên thứ 4 (4PL) và thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thƣơng mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

UBND Tỉnh Bình Định đã giao cho Sở Công Thƣơng của tỉnh là đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Quyết định 4317/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về kế hoạch phát triển logistics của tỉnh đến năm 2025; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố: theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đƣợc nêu trong kế hoạch này và chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phƣơng mình. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công Thƣơng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chủ động đầu tƣ nâng cấp, cơ sở vật chất nhà xƣởng, kho bãi, phƣơng tiện vận tải,... ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics; đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ cao về logistics; doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa; tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, các nguồn vốn vay ƣu đãi từ các tổ chức tín dụng đối với dịch vụ logistics; kiến nghị với cơ quan chức năng tại địa phƣơng những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách và định hƣớng xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

2.3.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ logistic trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nhằm phát triển kết cấu hạ tầng logistics theo hƣớng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại nhằm từng bƣớc hội nhập vào thị trƣờng dịch vụ logistics

trong khu vực; thực hiện tốt nội dung Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 gắn với các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Tỉnh Bình Định đang tận dụng lợi thế về vị trí địa lý để thu hút đầu tƣ các dự án hạ tầng logistics nhƣ một số trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho bãi,.. đang dần hình thành và phù hợp theo quy hoạch gồm:

- Cụm phía Bắc - Logistics số 1: Là tiền cảng của cảng Quy Nhơn, đặt tại khu vực cầu Ghành, xã Phƣớc Lộc, huyện Tuy Phƣớc, kết nối Bắc Nam đi tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên, kết nối Đông Tây đi Pleiku - vùng Tây Nguyên ra biển Đông; gắn kết với tuyến công nghiệp Nam QL19. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Công ty CP Cảng Thị Nại đầu tƣ xây dựng Khu Trung tâm dịch vụ kho bãi cảng Thị Nại với tổng diện tích 30ha,Công ty TNHH Thƣơng mại Quí Phƣớc thực hiện xây dựng dự án Trung tâm dịch vụ kho vận logistics với tổng diện tích quy hoạch 8,36ha trên địa bàn xã Phƣớc Lộc, huyện Tuy Phƣớc; Công ty CP Cảng Quy Nhơn đầu tƣ xây dựng Khu cảng cạn nội địa ICD tại xã Phƣớc Lộc và xã Phƣớc Nghĩa, huyện Tuy Phƣớc với quy mô diện tích khoảng 30ha.

- Cụm phía Tây Nam - Logistics số 2: Là khu trung chuyển hàng hóa khi tuyến cao tốc Bắc - Nam hình thành, đặt tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh điểm kết nối giữa đƣờng QL1A, đƣờng cao tốc Bắc Nam, kết nối với QL19C đi tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk.

- Trung tâm dịch vụ logistics Tân Cảng miền Trung tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn với tổng diện tích quy hoạch đƣợc xác định khoảng 40,9 ha. Việc quy hoạch Trung tâm dịch vụ logistics Tân Cảng miền Trung nhằm tạo quỹ đất để bố trí lƣu kho, khu trung chuyển hàng hóa dọc tuyến QL19 xuống cảng Quy Nhơn và ngƣợc lại.

Bên cạnh việc thu hút đầu tƣ các trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho bãi,.. thì việc đầu tƣ hạ tầng giao thông không kém phần quan trọng. Hiện nay, tỉnh Bình Định đang xây dựng và nâng cấp các tuyến đƣờng kết nối giữa các trung tâm dịch vụ logistics với các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh nhằm lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Dự án kết nối khu cảng cạn ICD tại xã Phƣớc Nghĩa và xã Phƣớc Lộc, huyện Tuy Phƣớc và cụm phía Bắc - Logistics số 1 (Đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao QL1); Dự án kết nối của cụm phía Bắc - Logistics số 2 nâng cấp đƣờng phía Tây tỉnh (ĐT.639), nối QL.19C đến QL1; Dự án kết nối cảng Hàng Không Phù Cát - Cụm logistics số 1 - Cảng Quy Nhơn (Đƣờng trục Khu kinh tế Nhơn Hội kéo dài).

Hoàn thành xây dựng đƣờng phía Tây của tỉnh dài 112 km từ An Nhơn đi Hoài Nhơn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Tuyến đƣờng QL.19 mới là dự án giao thông có quy mô lớn nhất từ trƣớc đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tƣ hơn 4.400 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến 17,42 km (từ Cảng Quy Nhơn đến giao QL.1).

Đang triển khai xây dựng tuyến đƣờng ven biển Nhơn Hội - Tam Quan dài 107 km, là con đƣờng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ.

Nhằm đầu tƣ mở rộng hạ tầng logistics khu vực trong khu kinh tế, khu công nghiệp với mục tiêu xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm dịch vụ logistics trong KKT Nhơn Hội và các KCN trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Nhơn Hội tỉnh Bình Định đến năm 2040. Hiện nay, tỉnh Bình Định đang tập trung triển khai lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đối với các phân khu chức năng trong KKT; đồng thời thu hút các nhà đầu tƣ trong việc phát triển dịch vụ phân phối lƣu thông tại Cảng Nhơn Hội xứng tầm một trung tâm dịch vụ

2.3.4. Về nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu hàng hóa tập trung ở các ngành hàng hóa chủ lực của tỉnh nhƣ: nông, lâm, thủy hải sản, may mặc, khoáng sản, đá… sử dụng nhiều khâu trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và thƣơng mại có quy mô vừa và nhỏ tham gia một số công đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi logistics,các cơ quan chức năng của tỉnh thƣờng xuyên tuyên truyền, khuyến khích hƣớng dẫn các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó chủ động triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới. Mặc khác, hƣớng dẫn các doanh nghiệp sản xuất thƣơng từng bƣớc đẩy mạnh dịch vụ trọn gói nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối ƣu hóa chi phí và tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, phát triển thƣơng mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

2.3.5. Đào tạo nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực

Bình Định đã ban hành Chƣơng trình hành động số 10-CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020; Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, điều tra, khảo sát toàn diện về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh để có sự đánh giá khách quan và chi tiết về nguồn nhân lực thực sự, làm cơ sở xây dựng kế hoạch, định hƣớng đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành logistics .

logistics đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng. Các sở, ngành trong tỉnh thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về nâng cao khả năng ứng dụng thƣơng mại điện tử; các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nƣớc để có thể vận dụng trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển giáo dục nghề nghiệp liên quan đến logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, quảng bá về logistics; đƣa khái niệm logistics trở nên phổ biến trong ngành kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.

2.3.6. Về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

Tỉnh ủy đã xây dựng Chƣơng trình hành động về Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 – 2020; Xây dựng Đề án Phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; thu hút đƣợc một số dự án công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo đầu tƣ trên địa bàn nhƣ:dự án TMA Bình Định IT Park, Dự án Tổ hợp giáo dục - AI của FPT tại Quy Nhơn. Bình Định đã xây dựng cơ chế phù hợp để gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn với nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là phát huy vai trò của Trung tâm ICISE trong việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và tăng cuờng kết nối thông tin, hỗ trợ thị trƣờng khoa học - công nghệ. Tạo mọi điều kiện để các dự án tại Khu Đô thị Khoa học Quy Hòa và các dự án trí tuệ nhân tạo tại Khu đô thị mới Long Vân đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)