Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch

nâng cao năng lực cạch tranh, thu hút đầu tƣ, thúc đẩy sản xuất và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển hàng hóa, xuất nhập khẩu và thƣơng mại của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, phát triển các doanh nghiệp logistics tăng về số lƣợng, chất lƣợng, quy mô vag trình độ nhân lực.

Tiếp tục đề xuất bổ sung cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không Quốc tế vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tƣ nâng cấp đƣờng lăn, mở rộng sân đỗ, xây dựng nhà ga quốc tế mới. Xúc tiến mở thêm các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi sân bay Phù Cát, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhà đầu tƣ khi Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn của cả nƣớc. Nâng cấp hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối trực tiếp và gián tiếp với Cảng hàng không Phù Cát. Nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử - viễn thông gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của Cảng hàng không Phù Cát.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về logistics của tỉnh Bình Định đến năm 2025 tỉnh Bình Định đến năm 2025

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch vụ logistics vụ logistics

3.2.1.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động logistics

Về quản lý Nhà nƣớc, hiện theo quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ- CP của Chính phủ, Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm chung trƣớc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động logistics. Tuy nhiên, với đặc điểm liên ngành, nội dung của quản lý nhà nƣớc về logistics cần đƣợc phân định rõ ràng hơn. Các Bộ Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực đƣợc phân công. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có sự chồng chéo, không phân định rành mạch về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan này trong điều chỉnh, quản lý hoạt động logistics. Đặc biệt là sự chồng chéo giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thƣơng trong điều chỉnh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải và hỗ trợ vận tải.

Trong thời gian tới, để phát triển dịch vụ logistics, đi đôi với hệ thống văn bản pháp luật, về mặt quản lý nhà nƣớc cũng cần có sự điều chỉnh theo hƣớng tập trung, thống nhất một cơ quan quản lý Nhà nƣớc về dịch vụ logistics. Vì vậy, cần rà soát và có kiến nghị lên các cơ quan cấp trên về những quy định cứng nhắc, chồng chéo… gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia cung ứng dịch vụ logstics, trên cơ sở đó, kiến nghị xây dựng hệ thống các quy định, quy chế phù hợp với doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt nhất về hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia thị trƣờng logistics. Các cơ quan quản lý ngành ở địa phƣơng là các đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động này, do đó các vấn đề phát sinh, kém hiệu quả… cần đƣợc nhìn nhận một cách khách quan, kịp thời. Từ đó, có cơ sở để kiến nghị lên các cơ quan Trung ƣơng xem xét và giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tỉnh Bình Định cần thành lập Ban chỉ đạo phát triển dịch vụ logistics. Đây là cơ quan đầu mối chỉ đạo thống nhất các nhiệm vụ về phát triển dịch vụ logistics của tỉnh.Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào các dự án trong lĩnh vực logistics.Ƣu tiên giành quỹ đất cho phát

triển dịch vụ logistics, nhất là quỹ đất tại các khu vực có khả năng phát triển tập trung các hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ của ngành dịch vụ này.

3.2.1.2. Thành lập Đại lý hải quan tại Bình Định

Cần tiếp tục cải thiện công tác hải quan, coi đây là trọng tâm trong các biện pháp hỗ trợ cho QLNN đối với sự phát triển dịch vụ logistics, một trong những việc cần thiết là thành lập Đại lý hải quan tại Bình Định. Tại Bình Định hiện nay chỉ có các DN khai thuê hải quan mà chƣa có đại lý hải quan nào. Do vậy, để có thể thu hút đƣợc nguồn hàng từ các địa phƣơng khác, Bình Định cần nhanh chóng thành lập đại lý hải quan tại tỉnh.

Đại lý hải quan là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Họ đứng tên đại lý trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô ngƣời khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (ECUS5 - VNACCS). Đại lý hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

So với dịch vụ khai thuê hải quan, đại lý hải quan có một số ƣu điểm sau: (1) Đại lý hải quan phải đứng tên trên tờ khai, với vai trò là đại lý. Họ dùng chữ ký và dấu pháp nhân của mình để làm tờ khai. Do vậy, DN xuất nhập khẩu không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy ký khống nhƣ trƣớc đây. Đại lý hải quan sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai; (2) Về tính trách nhiệm, đại lý hải quan có trách nhiệm cao hơn vì họ có dấu đứng trên tờ khai. Bản thân những DN này cũng sẽ đƣợc cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên những tờ khai mà họ đã hoàn thành. Do vậy, các DN xuất nhập khẩu có thể yên tâm hơn khi thuê đại lý hải quan làm thủ tục cho mình.

Khi có đại lý hải quan tại Bình Định, các DN tại các địa phƣơng khác có thể yên tâm khi hàng hóa nhập, xuất đƣợc thông quan mà không tốn quá

nhiều chi phí đi lại làm hàng. Nhờ vậy, lƣợng hàng qua cảng Quy Nhơn sẽ tăng lên.

3.2.1.3. Thành lập Hiệp hội DN logistics tỉnh Bình Định

Hiện nay, Hiệp hội DNlogistics Việt Nam đã đƣợc thành lập, trên cơ sở tiền thân là Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội DN logistics tỉnh Bình Định là rất cần thiết, sẽ tạo điều kiện để tất cả các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ có thể tham gia vào các hoạt động phát triển nhƣ tập huấn, hội thảo, đào tạo của các DN lớn và đặc biệt là của các DN nƣớc ngoài.

Việc tham gia Hiệp hội mở ra khả năng hợp tác ngang giữa các DN trong ngành nhƣ giữa các DN vận chuyển với các hình thức khác hay liên kết giữa các DN dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển...

Hiệp hội cũng là cầu nối đại diện cho các DN logistics tại Bình Định trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tƣ vấn, hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động; đề xuất các kiến nghị với tỉnh và Chính phủ nhằm tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, Hội cũng giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc quản lý tốt hơn các DN logistics.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)