7. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu củatỉnh Bình Định
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX đã xác định một trong năm trụ cột tăng trƣởng của tỉnh là Dịch vụ cảng và logistics. Dịch vụ cảng và logistics, bao gồm cảng biển và cảng hàng không: Tập trung khai thác hiệu quả cụm Cảng Quy Nhơn hiện có gắn với phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) và hiện đại hóa dịch vụ cảng, tối đa hóa công suất; đồng thời, nghiên cứu xác định địa điểm và kêu gọi đầu tƣ xây dựng cảng mới có công suất lớn và đa năng. Khai thác tốt vận tải hàng không; xúc tiến việc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử - viễn thông gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của Cảng hàng không Phù Cát.
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ. Phát triển và nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bƣu chính viễn thông, tƣ vấn, bảo hiểm… Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ có lợi thế của tỉnh nhƣ cảng biển, hàng không, đƣờng sắt; tạo điều kiện đầu tƣ nâng cấp các cảng biển, phát triển dịch vụ logistics, dịch vụ kho bãi… Bảo đảm tốc độ tăng trƣởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GRDP.
Xây dựng hoàn thiện hạ tầng cảng biển, cảng cạn (ICD), kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phát triển dịch vụ cảng biển, logistics của tỉnh và khu vực. Đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ cảng và logistics.
Tập trung triển khai quy hoạch Cảng Quy Nhơn mở rộng đến năm 2030, khai thác hiệu quả cụm Cảng biển Quy Nhơn hiện có. Hỗ trợ đẩy nhanh việc triển khai đầu tƣ các dự án: Nâng cấp bến số 1 Cảng Quy Nhơn, mở rộng Cảng Quy Nhơn (giai đoạn 1). Thu hút đầu tƣ xây dựng cảng tổng hợp có công suất lớn tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ nhằm nâng cao năng lực và phát huy lợi thế cảng biển của tỉnh. Đầu tƣ nâng cấp luồng hàng hải vào Cảng Quy Nhơn.
Kêu gọi xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng logistics, cảng cạn (ICD) theo quy hoạch dọc Quốc lộ 19 mới trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, cụm logistics trung chuyển hàng hóa tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Chú trọng phát triển dịch vụ logistics gắn với việc phát triển hạ tầng giao thông các tuyến đƣờng liên vùng nhƣ: đƣờng cao tốc Bắc – Nam (phía Đông) qua tỉnh Bình Định, đƣờng cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, các tuyến Quốc lộ 19B và 19C để khai thác hạ tầng kết nối giữa Bình Định với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc trong khu vực thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).
Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạch tranh, thu hút đầu tƣ, thúc đẩy sản xuất và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển hàng hóa, xuất nhập khẩu và thƣơng mại của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, phát triển các doanh nghiệp logistics tăng về số lƣợng, chất lƣợng, quy mô vag trình độ nhân lực.
Tiếp tục đề xuất bổ sung cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không Quốc tế vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tƣ nâng cấp đƣờng lăn, mở rộng sân đỗ, xây dựng nhà ga quốc tế mới. Xúc tiến mở thêm các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi sân bay Phù Cát, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhà đầu tƣ khi Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn của cả nƣớc. Nâng cấp hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối trực tiếp và gián tiếp với Cảng hàng không Phù Cát. Nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử - viễn thông gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của Cảng hàng không Phù Cát.