Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Định

Qua việc nghiên cứu QLNN đối với dịch vụ logistics ở một số địa phƣơng có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc QLNN đối với dịch vụ logistics ở tỉnh Bình Định nhƣ sau:

- Thứ nhất, bởi logistics là một lĩnh vực dịch vụ liên quan đến nhiều

ngành, từ sản xuất, thƣơng mại đến giao thông nên cần có sự quản lý thống nhất từ Chính phủ. Trên cơ sở đó xây dựng một khung pháp lý đồng bộ nhằm gắn kết, thống nhất quản lý và phối hợp các ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả các chƣơng trình và mục tiêu trọng điểm, tạo điều kiện phát triển mạnh và trọng tâm cho dịch vụ logistics.

-Thứ hai, các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia

nhìn chung tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển cơ sở hạ tầng đối với phát triển dịch vụ logistics gồm hạ tầng giao thông và hạ tầng thông tin; các chính sách ƣu đãi của Chính phủ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và phát triển nguồn nhân lực.

Về phát triển hạ tầng, Bình Định cần có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng dài hạn và quyết tâm thực hiện. Do nguồn lực có hạn, Bình Định tại thời điểm này khó có thể đầu tƣ phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng của mình. Phát triển dịch vụ logistics dựa trên thế mạnh cảng biển là rất quan trọng. Do đó cần đầu tƣ xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, kết nối tốt với trung tâm

dịch vụ logistics tại những vị trí ở gần các khu liền kề thành phố, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bên cạnh việc đầu tƣ cảng biển, cần phát triển đƣờng sắt, với các ƣu thế của vận tải đƣờng sắt sẽ giúp giảm chi phí logistic. Tại Bình Định hiện vẫn chƣa có tuyến đƣờng sắt nào kết nối với các cảng biển để phát triển vận tải đa phƣơng thức.

Áp dụng CNTT cũng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu để có thể phát triển một hệ thống logistics hiện đại. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics có thể giúp các công ty giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng.

Bên cạnh đó, các chính sách ƣu đãi nên tập trung vào việc tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan và hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại. Thu hút các công ty logistics lớn trên thế giới đặt chi nhánh hoặc trụ sở bằng các chính sách ƣu đãi về thuế, về hoạt động vận chuyển hàng hóa làm gia tăng số lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và quan trọng hơn là kinh nghiệm và sự tham gia môi trƣờng quốc tế của các nhà điều hành dịch vụ logistics.

Ngành logistics đòi hỏi nguồn lực lao động có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ƣu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, Bình Định cần học tập kinh nghiệm của Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực cho ngành này.

-Thứ ba, nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với dịch vụ logistics,

giảm thiểu số lƣợng thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ, cải thiện công tác và thủ tục hải quan, thông quan cụ thể thông qua hoạt động kết nối, trao đổi thông tin với hải quan cảng với các nƣớc trong khu vực và thực hiện cơ chế hải quan một cửa theo lộ trình đã cam kết. Thủ tục thông quan cần đƣợc đơn giản hóa và thực hiện nhanh hơn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

container hiện đại của khu vực miền Trung. Chỉ khi định hƣớng phát triển theo hƣớng cảng container thì cảng Quy Nhơn mới đẩy nhanh lƣợng hàng qua cảng, nâng cao lợi nhuận, giữ vững vị trí là cảng lớn thứ ba cả nƣớc sau thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Từ kinh nghiệm của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, bên cạnh việc đầu tƣ phát triển cảng biển, cần có biện pháp đảm bảo nguồn cung hàng vận chuyển. Giải pháp trong dài hạn là chủ động thu hút vốn đầu tƣ ở khu vực sản xuất. Đồng thời khai thác nguồn hàng từ các tỉnh lân cận nhƣ Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum thông qua việc cải thiện hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh này, nâng cao hiệu quả vận chuyển, giảm chi phí; tránh mất nguồn hàng từ các tỉnh này chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu.

-Thứ năm, mức độ kết nối giữa một cảng bất kỳ và trung tâm logistics là

chìa khóa thành công của cảng đó. Vì vậy cần có một cách tiếp cận có hệ thống, tổng hợp trong quy hoạch và xây dựng cảng, trung tâm logistics và quy hoạch chung của tỉnh. Trung tâm logistics cần đƣợc quy hoạch ở vị trí có thể kết nối tốt với cảng biển và có thể dễ dàng mở rộng diện tích sau này. Tích hợp chiến lƣợc, định hƣớng phát triển của tỉnh với chính sách phát triển logistics, tạo sự hài hòa trong các mục tiêu phát triển của tỉnh với phát triển cảng và trung tâm logistics.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, luận văn đã làm rõ nội hàm của các khái niệm chính, trong đó có khái niệm quản lý nhà nƣớc về logistics và chức năng, nội dung quản lý nhà nƣớc về logistics và một số kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc của các tỉnh có logistics phát triển. Từ đó định hình khung lý thuyết làm căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình phát triển và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2016 – 2020 ở chƣơng II.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICSTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)