Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 89)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương

Đại dịch Covid-19 gây ra một cuộc khủng hoảng về kinh tế, gây ảnh hƣởng nặng nề, đặc biệt là những nền kinh tế lớn và đóng vai trò trụ cột trong chuỗi cung toàn cầu. Dịch bệnh Covid-19 có tác động to lớn, làm đổ vỡ chuỗi cung ứng ở hầu hết các nƣớc, điều này tạo ra sự di chuyển chuỗi cung nhất là sự di chuyển chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam đƣợc xem là một trong những điểm đến mới trong chiến lƣợc của các nƣớc. Việc Mỹ mời Việt Nam tham gia “Mạng lƣới kinh tế thịnh vƣợng” là cơ hội lớn để kết nối với các chuỗi cung toàn cầu.

Việc tham gia EVFTA và Hiệp định CPTPP sẽ là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại thị trƣờng xuất nhập khẩu, gia tăng lợi thế trong tham gia các chuỗi cung mới có giá trị gia tăng và hàm lƣợng công nghệ cao.Đây cũng là thời cơ để Việt Nam thúc đẩy, tăng cƣờng hình thành các chuỗi liên kết, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính hệ thống và năng lực cốt lõi, kết nối với chuỗi cung toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực để đón đƣợc dòng đầu tƣ chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải

khẩn trƣơng chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi để chủ động kêu gọi, đón nhận dòng đầu tƣ mới, trong đó việc phát triển đƣợc hệ thống logistics hiệu quả là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tƣ lựa chọn địa điểm.

Từ những phân tích trên, kiến nghị với Trung ƣơng một số đổi mới về QLNN về logisticsnhƣ sau:

3.1.1.1. Về cơ chế, chính sách

Tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan logistics. Xây dựng khái niệm về e-logistics theo hƣớng quy định cụ thể các nội dung của dây chuyền logistics thƣơng mại trong quản lý dây chuyền cung ứng hiện đại. Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế, phí, phụ phí đối với logistics, nhất là giao thông đƣờng bộ và dịch vụ ở cảng.

Bổ sung quy định về thẩm quyền quản lý dịch vụ logistics nhằm bảo đảm sự kiểm soát hoạt động này từ phía cơ quan nhà nƣớc, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Chúng ta có thể nghiên cứu tiếp cận giải pháp này theo phƣơng án loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh có điều kiện và thành lạp Ủy ban điều phối lien ngành về logistics. Theo đó, sẽ có sự tách bạch về quản lý nhà nƣớc đối với e-logistics và logistics truyền thống. Điều này sẽ giúp cho hoạt động quản lý ngành đạt hiệu quả cao hon, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành dịch vụ logistics của Viẹt Nam, tạo thuạn lợi cho viẹc nang cao giá trị và nang lực cạnh tranh của thuong mại nuớc ta nói rieng và nền kinh tế nói chung.

Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics để tăng cƣờng phổ biến, khuyến cáo và có giải pháp phát triển logistics phù hợp. Xây dựng chiến lƣợc, phƣơng án đàm phán về dịch logistics trong các FTA mới. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển logistics tại địa phƣơng.

kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ. Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Tăng cƣờng đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp logistics.

3.1.1.2. Về quy hoạch, chính sách đầu tư.

Tập trung rà soát quy hoạch bảo đảm đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics. Chú trọng nâng cao tính kết nối hiệu quả giữa các trung tâm logistics với hệ thống cảng biển nhất là cảng container, giao thông để hình thành các luồng, tuyến vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về logistics của các địa phƣơng. Trƣớc hết ƣu tiên đầu tƣ hoàn thiện cao tốc Bắc – Nam và đƣờng ven biển.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất các ngành hàng, các địa phƣơng gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tƣ hạ tầng giao thông, thƣơng mại, trung tâm phân phối, công nghệ,… Khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ, nhất là các công trình trọng điểm. Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành Logistics, gắn với tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc; kết nối với các nƣớc trong khu vực (kho bãi, giao thông, trung tâm phân phối trên các tuyến thƣơng mại, hành lang kinh tế,…).

3.1.1.3. Về nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.

Nâng cao vai trò điều phối, tăng cƣờng liên kết giữa các hiệp hội trong ngành. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN dịch vụ logistics; hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan hoạt động logistics.

Hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các DN lớn về logistics, có chính sách thúc đẩy mua bán - sáp nhập. Khuyến khích, hỗ trợ DN áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung tiên tiến, hiện đại, nhất là đối với các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực. Tích hợp sâu các dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu, thƣơng mại, dịch vụ trong nƣớc. Hình thành và nhân rộng mô hình KCN, KCX dựa trên nền tảng logistics.

3.1.1.4. Về phát triển nhân lực và nghiên cứu.

Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực logistics, đẩy mạnh xây dựng dịch vụ trọn gói 3PL, 4PL. Thay đổi hành vi thƣơng mại sang “bán CIF - mua FOB”. Tạo đột phá trong đào tạo nhân lực ngành Logistics, chú trọng liên kết với nƣớc ngoài và hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nhân lực. Xây dựng các chƣơng trình khoa giáo về logistics để hỗ trợ chuyên môn, kỹ năng.

Hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics. Xây dựng, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hoạt động logistics theo hƣớng tƣơng thích với quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ, hình thành hệ sinh thái logistics. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu, phát triển cơ sở dữ liệu logistics theo hƣớng điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Thiết lập bộ chỉ số đánh giá; tiến hành xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ và doanh nghiệp logistics.

3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Bình Định

- Tỉnh Bình Định kiến nghị với Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải sớm bố trí kinh phí để thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 qua địa bàn tỉnh Bình Định dài 137km (gồm các đoạn: Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Tuy Hòa); sớm đầu tƣ xây dựng dự án đƣờng bộ tốc độ cao Quy Nhơn - Pleiku theo quy hoạch đƣợc phê duyệt trong giai đoạn 2021 – 2025.

- Tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông vận tải đƣa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để thực đầu tƣ nâng cấp hạ tầng mở rộng cảng biển Quy Nhơn theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4)

giai đoạn đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; Ƣu tiên bố trí vốn ngân sách Trung ƣơng để đầu tƣ, nâng cấp mở rộng tuyến luồng hàng hải Quy Nhơn hiện hữu đáp ứng cho tàu 50.000 DWT đầy tải. Kiến nghị Bộ GTVT bổ sung quy hoạch khu bến cảng biển tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định với quy mô bến cảng gồm 15 bến cho tàu trọng tải từ 50.000 - 250.000 tấn vào dự thảo tờ trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Trong các năm tiếp theo cần tập trung thực hiện đồng bộ 06 nhóm giải pháp theo Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025. Trong đó các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện trong 02 năm 2021 – 2022, bao gồm:

Thành lập Ban chỉ đạo phát triển dịch vụ logistics, đây là cơ quan đầu mối chỉ đạo thống nhất các nhiệm vụ về phát triển dịch vụ logistics của tỉnh.

Đôn đốc nhà đầu tƣ sớm triển khai, đảm bảo tiến độ các dự án hạ tầng logistics nhằm kịp thời hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu cho Cảng biển Quy Nhơn và các hoạt động kết nối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào. Rà soát, thu hồi dự án đối với các nhà đầu tƣ thực sự không có khả năng thực hiện dự án, chậm triển khai theo tiến độ đã cam kết. Đồng thời, xúc tiến kêu gọi đầu tƣ cảng Container chuyên nghiệp tại thành phố Quy Nhơn.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại cho dịch vụ logistics thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo; tổ chức các đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố có dịch vụ logistics phát triển nhằm trao đổi, hợp tác, tìm kiếm cơ hội và mời gọi đầu tƣ để phát triển dịch vụ logistics của tỉnh. Ƣu tiên quỹ đất trên tuyến QL19, QL19C, QL19 mới đi từ Cảng Quy Nhơn đến

cầu Ghành để kêu gọi đầu tƣ các lĩnh vực liên quan đến chuỗi dịch vụ logistics. Có chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ trong lĩnh vực này; đề nghị các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tổ chức đào tạo thêm ngành dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tại địa phƣơng cho dịch vụ này.

Khuyến khích đầu tƣ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tạo điều kiện thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi logistics.

- Dịch vụ cảng và logistics đƣợc xác định một trong năm trụ cột tăng trƣởng của tỉnh Bình Định.Tuy nhiên,ngày 14/5/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã ban hành 07 Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII không có chƣơng trình hành động về Dịch vụ cảng và logistics. Vì vậy, cần sớm ban hành chƣơng trình hành động về Dịch vụ cảng và logistics nhằm cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển Logistics, làm cơ sở cho QLNN về Logistics trên địa bàn tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chƣơng 2, trong Chƣơng 3 luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển logistics của Trung ƣơng và của tỉnh Bình Định đồng thời đã đƣa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Định trong đó nhấn mạnh: việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch vụ logistics, xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics,phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics,đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics,đẩy mạnh hợp tác và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về lĩnh vực logistics và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về logisticslà những giải pháp mang tính trọng tâm, đột phá trong thời gian tới nhằm thúc đẩy ngành logistics nói chung và công tác QLNN về logistics nói riêng phát triển hơn nữa.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nƣớc luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong quá trình phát triển nền kinh tế của một đất nƣớc. Logistics là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc gia, do đó việc quản lý nhà nƣớc đối với logistics là cần thiết. Với tầm quan trọng của QLNN đối với dịch vụ logistics trong nền kinh tế nói chung, QLNN về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Định đóng vai trò không nhỏ để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tình hình mới.

Từ cơ sở hệ thống hóa các vần đề về logistics, phát triển dịch vụ logistics và QLNN về logistics, bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Định; chỉ ra những bất cập hạn chế trong hoạt động, nguyên nhân của những bất cập. Từ đó đề ra sáu nhóm giải pháp gồm:Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch vụ logistics; Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics; Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN logistics; Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lƣợng cao cho ngành logistics; Đẩy mạnh hợp tác và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về lĩnh vực logistics; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về logistics. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị QLNN về logistics với Trung ƣơng và tỉnh Bình Định. Các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về logistics của tỉnh Bình Định, góp phần phát triển ngành logistics của tỉnh đi đúng hƣớng theo kế hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2025.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Công Thƣơng (2017), Báo cáo tình hình phát triển logistics Việt Nam

năm 2017, Việt Nam.

[2] Bộ Công Thƣơng (2018), Báo cáo tình hình phát triển logistics Việt Nam

năm 2018, Việt Nam.

[3] Bộ Công Thƣơng (2019), Báo cáo tình hình phát triển logistics Việt Nam

năm 2019, Việt Nam.

[4] Bộ Công Thƣơng (2020), Báo cáo tình hình phát triển logistics Việt Nam

năm 2020, Việt Nam.

[5] Quốc hội Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương

mại 2005, Việt Nam.

[6] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam,Việt Nam.

[7] Quốc hội Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật Doanh

nghiệp 2020, Việt Nam.

[8] Quốc hội Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật Đầu tư 2020, Việt Nam.

[9] Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam.

[10] Thủ tƣớng Chính phủ (2017), Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực

cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025,

[11] Thủ tƣớng Chính phủ (2017), Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 về Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việcphê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực

cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025,

Việt Nam.

[12] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp

theo,Việt Nam.

[13] Thủ tƣớng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí

logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông,Việt Nam.

[14] Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 về việc phê duyệt đề án phát triển logictics trong lĩnh

vực GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam.

[15]Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[16]GS. TS Đặng Đình Đào (2019), Giáo trình Kinh tế thương mại,Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

[17] UBND tỉnh Bình Định (2017), Quyết định số 4317/2017/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 về Ban hành Kế hoạch Phát triển dịch vụ logistics

tỉnh Bình Định đến năm 2025, Bình Định.

[18] Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX (2020), Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 về đánh giá tình hình 5 năm

2015-2020 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2021 – 2025, Bình

[19] Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XIII kỳ họp thứ 02 (2021),Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)