Quan điểm, mục tiêu phát triển về logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 73)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển về logistics

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu của Trung ương

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối...”.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công thƣơng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 về Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, theo đó nêu rõ:

Về quan điểm:

1. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc cũng nhƣ từng địa phƣơng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thƣơng mại trong nƣớc, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

3. Phát triển thị trƣờng dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu

hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lƣợc, tăng cƣờng kết nối để đƣa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

5. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lƣợng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

6. Nhà nƣớc đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trƣờng thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Về mục tiêu:

1. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trƣởng logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tƣơng đƣơng 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

2. Tập trung thu hút đầu tƣ vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nƣớc. Đƣa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

3. Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phƣơng châm hiện đại, chuyên nghiệp.

4. Doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lƣu chuyển hàng hóa.

5. Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thƣơng mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thƣơng mại của doanh nghiệp.

6. Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nƣớc, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tƣơng xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, đề ra mục tiêu từng bƣớc giảm chi phí logistics xuống mức bằng khoảng 18% GDP; Cải thiện Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) thêm 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160).

Ngày 18/7/2018, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thƣơng mại điện tử, kết hợp logistics với thƣơng mại điện tử theo xu hƣớng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực.

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu của tỉnh Bình Định

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX đã xác định một trong năm trụ cột tăng trƣởng của tỉnh là Dịch vụ cảng và logistics. Dịch vụ cảng và logistics, bao gồm cảng biển và cảng hàng không: Tập trung khai thác hiệu quả cụm Cảng Quy Nhơn hiện có gắn với phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) và hiện đại hóa dịch vụ cảng, tối đa hóa công suất; đồng thời, nghiên cứu xác định địa điểm và kêu gọi đầu tƣ xây dựng cảng mới có công suất lớn và đa năng. Khai thác tốt vận tải hàng không; xúc tiến việc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử - viễn thông gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của Cảng hàng không Phù Cát.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ. Phát triển và nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bƣu chính viễn thông, tƣ vấn, bảo hiểm… Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ có lợi thế của tỉnh nhƣ cảng biển, hàng không, đƣờng sắt; tạo điều kiện đầu tƣ nâng cấp các cảng biển, phát triển dịch vụ logistics, dịch vụ kho bãi… Bảo đảm tốc độ tăng trƣởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GRDP.

Xây dựng hoàn thiện hạ tầng cảng biển, cảng cạn (ICD), kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phát triển dịch vụ cảng biển, logistics của tỉnh và khu vực. Đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ cảng và logistics.

Tập trung triển khai quy hoạch Cảng Quy Nhơn mở rộng đến năm 2030, khai thác hiệu quả cụm Cảng biển Quy Nhơn hiện có. Hỗ trợ đẩy nhanh việc triển khai đầu tƣ các dự án: Nâng cấp bến số 1 Cảng Quy Nhơn, mở rộng Cảng Quy Nhơn (giai đoạn 1). Thu hút đầu tƣ xây dựng cảng tổng hợp có công suất lớn tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ nhằm nâng cao năng lực và phát huy lợi thế cảng biển của tỉnh. Đầu tƣ nâng cấp luồng hàng hải vào Cảng Quy Nhơn.

Kêu gọi xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng logistics, cảng cạn (ICD) theo quy hoạch dọc Quốc lộ 19 mới trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, cụm logistics trung chuyển hàng hóa tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Chú trọng phát triển dịch vụ logistics gắn với việc phát triển hạ tầng giao thông các tuyến đƣờng liên vùng nhƣ: đƣờng cao tốc Bắc – Nam (phía Đông) qua tỉnh Bình Định, đƣờng cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, các tuyến Quốc lộ 19B và 19C để khai thác hạ tầng kết nối giữa Bình Định với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc trong khu vực thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạch tranh, thu hút đầu tƣ, thúc đẩy sản xuất và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển hàng hóa, xuất nhập khẩu và thƣơng mại của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, phát triển các doanh nghiệp logistics tăng về số lƣợng, chất lƣợng, quy mô vag trình độ nhân lực.

Tiếp tục đề xuất bổ sung cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không Quốc tế vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tƣ nâng cấp đƣờng lăn, mở rộng sân đỗ, xây dựng nhà ga quốc tế mới. Xúc tiến mở thêm các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi sân bay Phù Cát, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhà đầu tƣ khi Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn của cả nƣớc. Nâng cấp hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối trực tiếp và gián tiếp với Cảng hàng không Phù Cát. Nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử - viễn thông gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của Cảng hàng không Phù Cát.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về logistics của tỉnh Bình Định đến năm 2025 tỉnh Bình Định đến năm 2025

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển dịch vụ logistics vụ logistics

3.2.1.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động logistics

Về quản lý Nhà nƣớc, hiện theo quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ- CP của Chính phủ, Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm chung trƣớc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động logistics. Tuy nhiên, với đặc điểm liên ngành, nội dung của quản lý nhà nƣớc về logistics cần đƣợc phân định rõ ràng hơn. Các Bộ Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực đƣợc phân công. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có sự chồng chéo, không phân định rành mạch về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan này trong điều chỉnh, quản lý hoạt động logistics. Đặc biệt là sự chồng chéo giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thƣơng trong điều chỉnh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải và hỗ trợ vận tải.

Trong thời gian tới, để phát triển dịch vụ logistics, đi đôi với hệ thống văn bản pháp luật, về mặt quản lý nhà nƣớc cũng cần có sự điều chỉnh theo hƣớng tập trung, thống nhất một cơ quan quản lý Nhà nƣớc về dịch vụ logistics. Vì vậy, cần rà soát và có kiến nghị lên các cơ quan cấp trên về những quy định cứng nhắc, chồng chéo… gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia cung ứng dịch vụ logstics, trên cơ sở đó, kiến nghị xây dựng hệ thống các quy định, quy chế phù hợp với doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt nhất về hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia thị trƣờng logistics. Các cơ quan quản lý ngành ở địa phƣơng là các đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động này, do đó các vấn đề phát sinh, kém hiệu quả… cần đƣợc nhìn nhận một cách khách quan, kịp thời. Từ đó, có cơ sở để kiến nghị lên các cơ quan Trung ƣơng xem xét và giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tỉnh Bình Định cần thành lập Ban chỉ đạo phát triển dịch vụ logistics. Đây là cơ quan đầu mối chỉ đạo thống nhất các nhiệm vụ về phát triển dịch vụ logistics của tỉnh.Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào các dự án trong lĩnh vực logistics.Ƣu tiên giành quỹ đất cho phát

triển dịch vụ logistics, nhất là quỹ đất tại các khu vực có khả năng phát triển tập trung các hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ của ngành dịch vụ này.

3.2.1.2. Thành lập Đại lý hải quan tại Bình Định

Cần tiếp tục cải thiện công tác hải quan, coi đây là trọng tâm trong các biện pháp hỗ trợ cho QLNN đối với sự phát triển dịch vụ logistics, một trong những việc cần thiết là thành lập Đại lý hải quan tại Bình Định. Tại Bình Định hiện nay chỉ có các DN khai thuê hải quan mà chƣa có đại lý hải quan nào. Do vậy, để có thể thu hút đƣợc nguồn hàng từ các địa phƣơng khác, Bình Định cần nhanh chóng thành lập đại lý hải quan tại tỉnh.

Đại lý hải quan là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Họ đứng tên đại lý trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô ngƣời khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (ECUS5 - VNACCS). Đại lý hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

So với dịch vụ khai thuê hải quan, đại lý hải quan có một số ƣu điểm sau: (1) Đại lý hải quan phải đứng tên trên tờ khai, với vai trò là đại lý. Họ dùng chữ ký và dấu pháp nhân của mình để làm tờ khai. Do vậy, DN xuất nhập khẩu không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy ký khống nhƣ trƣớc đây. Đại lý hải quan sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai; (2) Về tính trách nhiệm, đại lý hải quan có trách nhiệm cao hơn vì họ có dấu đứng trên tờ khai. Bản thân những DN này cũng sẽ đƣợc cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên những tờ khai mà họ đã hoàn thành. Do vậy, các DN xuất nhập khẩu có thể yên tâm hơn khi thuê đại lý hải quan làm thủ tục cho mình.

Khi có đại lý hải quan tại Bình Định, các DN tại các địa phƣơng khác có thể yên tâm khi hàng hóa nhập, xuất đƣợc thông quan mà không tốn quá

nhiều chi phí đi lại làm hàng. Nhờ vậy, lƣợng hàng qua cảng Quy Nhơn sẽ tăng lên.

3.2.1.3. Thành lập Hiệp hội DN logistics tỉnh Bình Định

Hiện nay, Hiệp hội DNlogistics Việt Nam đã đƣợc thành lập, trên cơ sở tiền thân là Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội DN logistics tỉnh Bình Định là rất cần thiết, sẽ tạo điều kiện để tất cả các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ có thể tham gia vào các hoạt động phát triển nhƣ tập huấn, hội thảo, đào tạo của các DN lớn và đặc biệt là của các DN nƣớc ngoài.

Việc tham gia Hiệp hội mở ra khả năng hợp tác ngang giữa các DN trong ngành nhƣ giữa các DN vận chuyển với các hình thức khác hay liên kết giữa các DN dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển...

Hiệp hội cũng là cầu nối đại diện cho các DN logistics tại Bình Định trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tƣ vấn, hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động; đề xuất các kiến nghị với tỉnh và Chính phủ nhằm tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, Hội cũng giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc quản lý tốt hơn các DN logistics.

3.2.2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics

3.2.2.1. Xây dựng cảng Container chuyên nghiệp

Để phát triển dịch vụ logistics hiệu quả, vấn đề then chốt là cảng biển và các trung tâm trung chuyển. Do vậy, việc xây dựng cảng container chuyên nghiệp là hết sức cần thiết. Bình Định xem xét xây dựng 02 cảng container chuyên nghiệp gồm cảng Quy Nhơn 2 và cảng Mỹ An với các thông tin cơ bản sau:

- Vị trí xây dựng cảng mới:

Quy Nhơn; diện tích khoảng 63 ha; chiều dài cầu bến khoản 1.000 m. Dự án này có thể chia làm 3 giai đoạn (căn cứ vào tình hình hàng hóa container thực tế của khu vực Miền Trung). Giai đoạn 1 xây dựng 400m cầu tàu và 20ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)