Nguyên nhân của những bất cập, hạnchế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạnchế

- Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các hoạt động logistics hiện nay đã không còn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế. Vì vậy, thị trƣờng dịch vụ logistics vẫn còn thiếu tính minh bạch, cạnh tranh chƣa lành mạnh, chƣa tạo điều kiện phát triển bền vững cho ngành nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Các chính sách của Nhà nƣớc đối với dịch vụ logistics là công cụ quản lý của Nhà nƣớc chƣa đƣợc quy định rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng nhằm tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống dịch vụ logistics đƣợc thuận lợi, bình đẳng.

- Nhiều cơ quan chức năng, các nhà quản lý, cũng nhƣ các doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành logistics. Nhìn chung, khi nói đến đối tƣợng sử dụng dịch vụ logistics, các cơ quan quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp chƣa đánh giá hết đƣợc tầm quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

- Công tác lập quy hoạch giao thông, quy hoạch kho bãi, trung tâm logistics và các vùng phụ trợ còn thiếu đồng bộ. Tiến độ triển khai dự án, giải phóng mặt bằng còn chậm do thiếu nguồn vốn đầu tƣ. Khả năng giải ngân và thu hút vốn đầu tƣ và các dự án logistics còn chậm.

- Thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics. Các doanh nghiệp nội vẫn còn khá manh mún, chƣa thực sự tham

gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này làm cho chi phí logistics thực sự cao dẫn đến sự phát triển chƣa thực hiệu quả mà ngành này có thể mang lại.

- Đội ngũ cán bộ QLNN trong lĩnh vực dịch vụ logistics hiện nay chƣa có đủ sự tinh thông nghiệp vụ, chƣa có khả năng và kinh nghiệm ứng xử với những biến động của kinh tế thị trƣờng. Mới chỉ đƣợc đào tạo các kiến thức QLNN về kinh tế, thiếu kiến thức về chuyên ngành, vì vậy công tác tham mƣu cho các cấp quản lý còn chậm và chƣa đúng hƣớng, còn thiếu chiến lƣợc cụ thể, chƣa xác định mục tiêu kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển dịch vụ logistics ở Bình Định.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở khung lý thuyết của Chƣơng I, Chƣơng II đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Địnhở 3 nội dung: Thành tựu đạt đƣợc, các khó khăn, hạn chế và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn và hạn chế. Trong đó, công tác quản lý nhà nƣớc về logistics hiện nay, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và cán bộ, về trình độ, nhận thức chính sách, pháp luật của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc khi tham gia thị trƣờng này. Bên cạnh đó, các vấn đề về nguồn nhân lực, về chính sách phát triển, định hƣớng của các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng cũng còn nhiều hạn chế, chƣa thực sự mang đến hiệu quả trong tình hình hiện nay.

Từ những vấn đề bất cập nêu trong Chƣơng II, Chƣơng III sẽ đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về logistics trên địa bàn tỉnh Bình Địnhđịnh hƣớng đến năm 2025.

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về logistics trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)