8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường trung học cơ sở. Gắn quản lý đội ngũ CBQL các trường trung học cơ sở với đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 là những tiền đề cơ bản để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Chỉ khi đề xuất và thực hiện được mục tiêu các biện pháp quản lý thì chất lượng bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, từ những hạn chế trong quá trình quản lý. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của địa phương. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở không được lấy ý kiến chủ quan mà phải tổng kết thực tiễn quản lý và từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Các
biện pháp quản lý phải là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường và phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như thế các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế phát triển của giáo dục. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có nhìn nhận biện chứng khi giải quyết các vấn đề quản lý tránh tình trạng siêu hình; huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn và phát triển quản lý hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang đặt ra.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT, việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý công tác bồi dưỡng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý cũng đòi hỏi có sự chú ý giữa việc quản lý công tác bồi dưỡng với các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý công tác bồi dưỡng. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì chất lượng bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao. Đảm bảo tính đồng bộ là điều kiện cần thiết nhưng phải có tính khả thi nếu không
tất cả các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở đề xuất đều không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý. Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo sự đồng bộ, hệ thống và khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.