8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Quản lý quá trình bồi dưỡng CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có những ưu điểm, hạn chế và tồn tại:
2.5.1. Ưu điểm
Nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân đối với vị trí, vai trò của GD&ĐT trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nên từ đó có nhiều tác động tích cực để chăm lo cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT.
Sự nhiệt tình, trách nhiệm cao của CBQL đối với nhiệm vụ được giao. Và cao hơn nữa đó là sự yêu thương học sinh, gắn bó với nghề đã lựa chọn. Có thể thấy trong thực tiễn, trách nhiệm quản lý của một số CBQL ở các địa phương trong toàn quốc còn kém, trách nhiệm chưa cao nên để xảy ra những bạo hành học đường, gây bức xúc trong nhân dân. Tuy nhiên, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho đến nay chưa xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy
nên có thể thấy đa số ý kiến đánh giá trên đây là một thuận lợi ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo Chuẩn hiệu trưởng đã đi trước đón đầu để có một đội ngũ CBQL tương đối đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, đã thực hiện các nội dung quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở và đạt những kết quả nhất định, đáng trân trọng.
2.5.2. Hạn chế, tồn tại
Một số CBQL trường THCS lớn tuổi nên trình độ đào tạo chắp vá, khả năng tiếp cận đổi mới chưa nhanh nhạy, thậm chí có CBQL còn ngại thay đổi. CBQL trường trung học cơ sở được cân nhắc từ GV dạy giỏi nên thường là giỏi chuyên môn. Về các năng lực vẫn còn một số CBQL chưa được bồi dưỡng, một số CBQL nhiều tuổi được bồi dưỡng nhưng đã lâu và chủ yếu là kiến thức quản lý hành chính. Phần lớn CBQL trường trung học cơ sở có thâm niên quản lý ít nên quản lý trường trung học cơ sở mới chỉ theo cảm tính hoặc "bắt chước".
Công tác quản lý bồi dưỡng có biểu hiện thiên về quản lý thời gian cán bộ quản lý tham gia học tập chuyên đề, chưa có các giải pháp đồng bộ để kiểm soát, thúc đẩy khả năng vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn quản lý tại các cơ sở giáo dục.
Kế hoạch, nội dung chương trình và hình thức bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa bám sát được yêu cầu nâng cao chất lượng CBQL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các cấp quản lý chưa thường xuyên, dẫn đến tình trạng một số CBQL chưa tự giác thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Điều kiện cơ sở vật chất các lớp bồi dưỡng chưa đảm bảo, số lượng học viên trên lớp rất đông nên không thuận lợi trong việc học tập ở lớp; còn thiếu về tài liệu học tập, thiết bị dùng cho hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và các điều kiện thiết yếu cũng rất hạn chế. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh phí bồi dưỡng còn hạn chế chưa tạo được động lực trong việc bồi dưỡng.
Chưa có chế độ, chính sách khuyến khích động viên CBQL học bồi dưỡng. Kết quả học tập bồi dưỡng chưa gắn với thi đua, chưa sử dụng kết quả trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ hàng năm mà mới chỉ quy hoạch, bổ nhiệm theo bằng cấp đã có. Trong thực tế việc bổ nhiệm, bãi nhiệm CBQL trường trung học cơ sở mới chỉ dừng ở điều kiện bằng cấp được đào tạo ban đầu, chưa gắn việc bồi dưỡng với công tác quy hoạch, bổ nhiệm. Việc khen thưởng, kỷ luật CBQL trong quá trình học tập bồi dưỡng chưa thực hiện thường xuyên nên chưa trở thành động lực thúc đẩy, khích lệ đúng mức những nhân tố tích cực trong công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL.
Việc đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng, được tiến hành còn nặng về hình thức, nặng về điểm số; đa số giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn e ngại khi đánh giá Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Nhận thức của các cấp quản lý đối với quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng chưa thực sự được coi trọng.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho học viên còn hạn chế. Phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến phát triển các năng lực quản lý cũng như chưa khai thác được kinh nghiệm vốn có từ học viên lớn tuổi trong quá trình bồi dưỡng. Phương pháp dạy chưa theo hướng nâng cao vai trò của chủ thể học viên trong quá trình học tập.
Thời gian bồi dưỡng ngắn, chỉ từ 3 -5 ngày, chủ yếu vào dịp hè nên ít thời gian dành cho học viên tự nghiên cứu, thảo luận.
Hình thức bồi dưỡng vẫn thường theo "lối mòn" ít thay đổi theo thực tế. Công tác bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở "bồi dưỡng ban đầu" là chủ yếu và không có bồi dưỡng theo nhu cầu.
Việc tạo động lực cho CBQL tham gia bồi dưỡng còn hạn chế. Kết quả bồi dưỡng không gắn với thi đua, không sử dụng trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ hàng năm nên không kích thích được đội ngũ này tích cực tham gia bồi dưỡng. Cơ sở vật chất còn khó khăn. Điều kiện phương tiện hoạt động còn thấp nên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục nói chung của giáo dục trung học cơ sở nói riêng, trong đó công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở cũng bị ảnh hưởng.
Công tác kiểm tra ít, mới chỉ dừng ở kiểm tra nhận thức chứ chưa có kiểm tra, đánh giá được kĩ năng quản lý, chưa đổi mới trong đánh giá, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để đo mức độ đạt được của học viên.
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
Yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đã nảy sinh nhu cầu lớn về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở do Bộ GD&ĐT ban hành. Tuy nhiên, thực trạng quản lý công tác BD vẫn còn hạn chế, thiếu sót và bất cập. Những nguyên nhân cần phải kể đến đó là bản thân CBQL tham gia bồi dưỡng chưa ý thức được sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng đối với công tác quản lý của mình, việc học tập bồi dưỡng mới tập trung vào giải quyết nhu cầu trước mắt, chưa đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng chưa khoa học, nặng về hình thức, thời gian tổ chức chưa phù hợp, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng còn thiếu, đặc biệt là thiếu sự đồng bộ giữa kiểm tra, giám sát và điều chỉnh quá trình bồi dưỡng.
Kết quả khảo sát công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của CBQL là tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDTHCS.
Các nội dung quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở hiện nay của Phòng GD&ĐT trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mới được đánh giá ở mức độ TB hoặc khá. Theo xu hướng phát triển của giáo dục và Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam thì quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở ngoài những nội dung đang thực hiện cần phải có những biện pháp khác hỗ trợ cũng như việc thực hiện các biện pháp cần đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp.
Những thực trạng được phân tích ở trên là cơ sở thực tiễn để luận văn đề xuất và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH
PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY