Biện pháp Mức độ hợp lý Mức độ khả thi Tương quan hạng R Thứ bậc Thứ bậc 3.2.1 2.89 1 2.84 1 0.90 3.2.2 2.60 5 2.61 5 0.94 3.2.3 2.66 4 2.66 4 0.96 3.2.4 2.71 2 2.73 3 0.87 3.2.5 2.69 3 2.79 2 0.78 3.2.6 2.42 6 2.27 6 0.90 Ghi chú:
3.2.1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
3.2.2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
3.2.3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
3.2.4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
X Y
3.2.5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.2.6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Chúng tơi khảo sát sự tương quan của các biện pháp giữa tính hợp lý và tính khả thi, kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: về cơ bản tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp có sự tương quan với nhau, cùng đứng ở vị trí thứ nhất là biện pháp 1, cùng đứng ở vị trí cuối cùng là biện pháp 6. Các biện pháp cịn lại có tính hợp lý và tính khả thi tương đồng như nhau. Tất cả các biện pháp đều có tính tương quan chặt (vì hệ số tương quan R có giá trị từ 0,78 - 0,96, gần giá trị 1).
Như vậy, 6 biện pháp chúng tơi đề xuất có tính hợp lý, tính khả thi, được đội ngũ cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT và CBQL các trường trung học cơ sở đánh giá cao, tương quan chặt.
Kết quả áp dụng một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở
Sau khi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn và thực trạng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở, chúng tôi đã xây dựng 06 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn Hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Chúng tôi tiến hành áp dụng một số biện pháp tại Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, cụ thể: chúng tôi cụ thể hóa biện pháp 1: "Nâng cao nhận thức về quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
THCS cho các lực lượng có trách nhiệm" và biện pháp 6: "Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS để bồi dưỡng có hiệu quả", các biện pháp 2, 3, 4 và 5 gửi cho CBQL
Thời gian áp dụng: 04 tháng, từ tháng 02/2020 đến hết tháng 05/2020. * Đối với biện pháp 1:
- Tổ chức thực hiện: Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản, các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để đội ngũ CBQL thấy rõ vai trị của mình trong việc quyết định chất lượng giáo dục, thực trạng, những ưu điểm cũng như những yếu kém về chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS hiện nay cần phải khắc phục.
Tiếp tục tổ chức học tập và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Triển khai các Chương trình hành động, các kế hoạch của UBND thành phố, Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013 qua các hành động cụ thể, tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của nhà trường, thảo luận vai trò của nhà giáo trong công cuộc “Đổi mới giáo dục” nhằm nâng cao ý thức tham gia học tập, bồi dưỡng.
Tổ chức bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thơng trong đó có CBQL trường THCS.
Tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp, nhất là UBND thành phố, địa phương nơi trường đứng chân và phụ huynh trong xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, trong đó, nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.
chất, năng lực CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng trong toàn cấp học.
- Kết quả đạt được: Hầu hết CBQL nắm rõ mục đích ban hành quy định của chuẩn nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung của quy định Chuẩn, các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, quy trình và cơng cụ đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn; Xây dựng được nguồn minh chứng quy định chung cho từng tiêu chí, phù hợp với đặc điểm chung và mang tính đặc thù đối với mỗi nhà trường, đồng thời coi trọng công tác lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra trong q trình chuẩn hóa CBQL các trường. CBQL xác định được nguồn minh chứng, từ đó coi trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Kết quả tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng đối với CBQL trường THCS năm học 2018 – 2019 tương đối sát với thực tế, phù hợp thực tế. Việc đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng khơng cịn mang tính hình thức, coi trọng các minh chứng cụ thể đối với từng tiêu chí. Cơng tác bồi dưỡng thường xuyên theo quy định được triển khai thực hiện nghiêm túc.
CBQL các trường có chiều hướng tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp cận, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao các năng lực quản trị nhà trường; mạnh dạn trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ quản lý. Phịng GD&ĐT cũng tích cực hơn trong việc tổ chức cho CBQL các trường THCS tham quan, học tập thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình, các đơn vị có thành tích nổi bật về mặt cơng tác nào đó ở trong và ngoài tỉnh.
* Đối với biện pháp 6:
- Tổ chức thực hiện: Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu bồi dưỡng. Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất
lượng, đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng, có tài liệu dùng cho báo cáo viên, có tài liệu dành cho người học.
Có kế hoạch xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho cơng tác bồi dưỡng vừa tránh lãng phí vừa đạt hiệu quả cao; cơ sở vật chất lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, mơi trường thống đãng, hợp vệ sinh.
Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí chi cho cơng tác bồi dưỡng CBQL các trường, chi bồi dưỡng thành một nội dung chính trong cơng tác tài chính; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí kinh phí, trích lập dự tốn kinh phí bồi dưỡng trong nguồn chi thường xuyên đúng quy định; lập kế hoạch dự tốn kinh phí để xin hỗ trợ từ các đơn vị tài trợ. Hỗ trợ kinh phí dùng chi khen thưởng cho học viên có thành tích tốt.
- Kết quả đạt được: Các đơn vị trường học tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học; hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học đồng thời đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Phát huy tác dụng các trang thông tin điện tử, hộp thư điện tử trong việc cung cấp, cập nhật, chia sẻ tài liệu phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng.
Đảm bảo kinh phí bồi dưỡng dành cho CBQL khi tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn tập trung. Thu hút được sự tham gia đông đủ của đội ngũ CBQL các trường.
Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong giai đoạn đổi mới, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong giai đoạn đổi mới giáo dục đều có tính hợp lý và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn giáo dục trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBQL nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về cơ sở lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, khái qt, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan, các tài liệu lý luận trong và ngồi nước về quản lý cơng tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, các khái niệm cơ bản sau đã được hệ thống hóa: quản lý, cơng tác bồi dưỡng, CBQL trường trung học cơ sở, quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định như sau:
CBQL và GV đã nhận thức đầy đủ và đề cao tầm quan trọng và vai trị của quản lý cơng tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở.
Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và chất lượng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định so với chuẩn nghề nghiệp; phân tích những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo chuẩn trong mấy năm gần đây; tìm ra những thuận lợi, khó khăn để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng CBQL theo Chuẩn nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
1.3. Về biện pháp
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất được một số biện pháp quản lý tổng thể sau:
phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Qua khảo nghiệm và thực nghiệm, tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của CBQL trường THCS và ý kiến của cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT khẳng định: Các biện pháp đề xuất là hợp lý và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Như vậy giả thuyết khoa học của luận văn đã được chứng minh sáng tỏ.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND thành phố Quy Nhơn
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay .
Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho ngành GD&ĐT thành phố phát triển mạnh hơn nữa nhằm phục vụ có chất lượng về nhu cầu học tập, bồi
dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trung học cơ sở nói riêng.
Đầu tư kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên để thu hút thêm giảng viên giỏi dạy cho các lớp bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường trung học cơ sở nói riêng.
Đầu tư kinh phí hỗ trợ cho CBQL tham gia bồi dưỡng; có chế độ, chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng CBQL hồn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng kịp thời.
2.2. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo
Có sự chỉ đạo sát sao tới các cơ sở giáo dục trung học cơ sở, làm tốt công tác quy hoạch CBQL trường trung học cơ sở. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm cho địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá những đối tượng đã đi học bồi dưỡng thông qua những hoạt động quản lý tại địa phương. Xây dựng quy định việc đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm. Chỉ những người có chứng chỉ mới được bổ nhiệm, tránh tình trạng bổ nhiệm xong mới đi học như hiện nay.
Liên tục tìm hiểu và cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng của Ngành, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
Tăng cường mời đội ngũ giảng viên giảng dạy là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đầu ngành. Cần huy động các chuyên gia giỏi của nhiều trường, các Vụ, Viện và Học viện liên quan để thiết kế biên soạn xây dựng các loại học liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp cho những người có khả năng tự học về tài liệu nghiên cứu; băng tiếng; băng hình; phần mềm dạy học.
Quan tâm đổi mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu người học. Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá hết mơn học cuối khóa.
cho cơng tác bồi dưỡng để tăng chất lượng và hiệu quả.
2.3. Đối với cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Thường xuyên học hỏi, tích cực tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của mình.
Chấp hành nghiêm túc những quy định về quản lý hoạt động bồi dưỡng do nhà trường đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO