Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 84 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường

trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương

về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn

mới của Bộ GD&ĐT

* Mục tiêu, ý nghĩa:

Nâng cao nhận thức là khâu đầu tiên nhằm "Khai sáng trí tuệ, đuổi

bóng tối ra khỏi trí óc"[21],tr5], giúp cho con người hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc

điều cần phải làm theo, cái cần phải làm, tạo nên sự nỗ lực, quyết tâm và tình cảm mãnh liệt,... thể hiện thành hành động sáng tạo, quyết liệt nhằm đạt được mục đích cuối cùng sau khi đã trải qua khâu nhận thức sâu sắc. Nhận thức sâu sắc của cá nhân cũng chính là ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ cần phải thực hiện việc làm đó vì lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. Mục tiêu của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL là nhằm nâng cao nhận thức của CBQL về yêu cầu, vị trí vai trị của Chuẩn hiệu trưởng trong việc khắc phục những yếu kém, tồn tại, thiếu hụt và bổ sung thêm những phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ để đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu hiện nay.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng là một hoạt động có giá trị xã hội với nhiều đối tượng, lực lượng liên đới tham gia thực hiện. Tuy nhiên hai lực lượng chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là đội ngũ CBQL và cán bộ QLGD của chính

quyền địa phương (trong đó có Phịng GD&ĐT). Do đó, hai lực lượng chủ chốt nói trên có ảnh hưởng lớn, tác động trực tiếp đến kết quả, đến chất lượng "Bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng". Việc nâng cao nhận thức đối với hai lực lượng trên về ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động "Bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng" có giá trị to lớn đối với việc kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thống nhất, tập trung nguồn lực, vận dụng các hình thức tổ chức phù hợp thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng.

* Nội dung và tổ chức thực hiện:

Cán bộ quản lý ở các cấp nói chung, CBQL cấp học trung học cơ sở nói riêng ở địa phương phải nắm vững mục đích, yêu cầu và nội dung của việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng mà Bộ GD&ĐT đã ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 bằng cách tiếp nhận thơng tin từ các văn bản chính thức của các tổ chức quản lý cấp trên có thẩm quyền về quản lý hành chính địa phương như Uỷ ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã.

Các nội dung thơng tin chính thức cơ bản quan trọng này được chuyển tải một cách gián tiếp bằng các Công văn, Chỉ thị, Thông tư,... hoặc trực tiếp bằng các cuộc họp thường xuyên, bất thường do chính quyền tổ chức hoặc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên ngành; các cuộc sinh hoạt đoàn thể hàng tuần, hàng tháng,... nhằm thường xuyên nâng cao nhận thức cho CBQL các trường trong đó có đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương "Bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng".

Với trọng trách của mình, Phịng GD&ĐT thành phố phải tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố Quy Nhơn về những nội dung chủ yếu của

chủ trương "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam" [1] trong đó có quy định các Chuẩn về GV và CBQL ở các cấp học từ giáo dục mầm non cho đến đại học. Đối với CBQL trường trung học cơ sở, trước hết là hiệu trưởng phải được bồi dưỡng 5 Chuẩn là: Phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực Quản trị nhà trường; Năng lực Xây dựng được môi trường giáo; Năng lực Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Năng lực Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin được thể hiện trong 18 tiêu chí cụ thể.

Phịng GD&ĐT có nhiệm vụ tạo nên mối liên kết trách nhiệm giữa chính quyền và các tổ chức, các lực lượng các cấp ở địa phương, thường xuyên quan tâm, tích cực thực hiện những chủ trương đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, CBQL nói riêng, đặc biệt đối cấp huyện, thành phố, thị xã và cấp phường, xã bởi vì đây là cấp chính quyền quản lý trực tiếp nhà trường trung học cơ sở được xây dựng trên địa bàn của địa phương,

Với chức năng quản lý của Đảng uỷ, UBND cấp phường, xã thông qua các cuộc họp đồn thể, các sinh hoạt định kì, bất thường của các cụm khu dân cư, thơn, xóm,... chuyển tải, lồng ghép những nội dung cơ bản, chủ yếu về vai trị, vị trí của GDTHCS ở địa phương nói chung về CBQL trường trung học cơ sở nói riêng theo tinh thần "Đổi mới cơ bản, toàn diện" giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương, cho phụ huynh HS góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Mặc dù giáo dục là sự nghiệp của tồn dân, nhưng chủ thể trực tiếp có trọng trách đối với mục tiêu, kết quả giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở đó là đội ngũ CBQL nhà trường và giáo viên. Do đó, vấn đề nâng cao nhận thức "Bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng" trước hết là phải quan tâm chuyển tải ý nghĩa quan trọng, mục đích cụ thể, nội dung cơ bản quyết định trên của Bộ GD&ĐT để họ có ý thức sâu sắc dẫn đến tình cảm mạnh mẽ, hành động thiết thực trong phạm vi trách nhiệm của mình

đối với mục tiêu dạy học, giáo dục học sinh trung học cơ sở.

Nâng cao nhận thức là khâu đầu tiên để tạo ra hoạt động tự giác của con người. Đây là loại lao động gắn với lợi ích thiết thực, sống cịn của cá nhân, gia đình, xã hội. Do đó, trong q trình lao động con người sẽ tìm kiếm, sáng tạo, phấn chấn, nảy nở ý chí quyết tâm đạt kết quả cao nhất. Khác với lao động tự giác là "lao động cưỡng bức", tức là loại lao động bị trói buộc, bị áp đặt, bị cưỡng bức phải làm không xuất phát từ lợi ích gắn với bản thân, gia đình và xã hội giống như bị bóc lột lao động của người chủ nơ đối với nơ lệ. Vì vậy, C.Đ.Uinxki đã khẳng định "Con người ta có một định luật tâm lý bất biến là lao động tự giác có ý thức cao là liều thuốc thần dược nâng cao phẩm chất, nhân cách của con người. Lao động cưỡng bức thì sớm muộn gì cũng hạ trình độ của con người xuống trình độ con vật" [33, tr52].

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống quản lý giáo dục thì Phịng GD&ĐT cần phải kế hoạch hóa, tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức không những của CBQL trường trung học cơ sở mà của cả đội ngũ giáo viên, CBQL trường học ở các phường, xã trên phạm vi trường đóng trên địa bàn nhằm tạo lên khí thế phong trào "Tồn dân quan tâm đến giáo dục trung học cơ sở của địa phương”.

* Lưu ý khi vận dụng:

Phải có sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng uỷ và chính quyền các cấp từ tỉnh, thành phố đến phường, xã về chủ trương của Đảng, Nhà nước về "Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục" nói chung, về đào tạo, bồi dưỡng CBQL, cụ thể là bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở.

Phịng GD&ĐT có trọng trách thực hiện chủ trương này, do đó, các tổ chức trên cần phải cộng đồng trách nhiệm, kế hoạch hóa nội dung và cách thức thực hiện, đánh giá kết quả,... trong quá trình triển khai nhằm vào mục tiêu đã xác định.

Chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục trung học cơ sở ở địa phương nói chung và khích lệ động viên đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Mục tiêu, ý nghĩa:

Để thực hiện mục tiêu quản lý đã xác định, nhà quản lý không thực hiện chức năng "Lập kế hoạch" nói chung và các chức năng khác thì sẽ là "Hữu danh vô thực trong hoạt động quản lý" có nghĩa là khơng quản lý con người và cơng việc nào cả. Tất yếu khơng thể đạt được mục tiêu của q trình quản lý đã xác định. Kế hoạch cho phép nhà quản lý tìm được cách tốt nhất để quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng đạt hiệu quả như mong muốn.

Vì vậy, lập kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT là chức năng đầu tiên, quan trọng nhằm giúp cho nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể từ thực trạng trước khi chưa bồi dưỡng thì CBQL trường trung học cơ sở có những điểm yếu gì, điểm mạnh gì so với Chuẩn hiệu trưởng và những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành bồi dưỡng để từ đó xác định mục tiêu, đề ra những phương án giải quyết.

* Nội dung và tổ chức thực hiện:

Khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng, nhà quản lý cần trả lời các câu hỏi: Hiện ta đang ở đâu? Ta muốn đi đến đâu? Ai là người làm kế hoạch? Làm như thế nào? Khi nào thì hồn thành? Những cản trở gì trong quá trình xây dựng nội

dung và cách thức thực hiện kế hoạch? ... Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý cơng tác bồi dưỡng theo các bước như sau:

- Bước 1: Giai đoạn tiền kế hoạch

Trước tiên phải xác định nhu cầu và thu thập thông tin: Thành lập bộ phận xây dựng kế hoạch bao gồm 01 đồng chí lãnh đạo phụ trách bậc học trung học cơ sở; 01 chuyên viên phụ trách công tác tổ chức; 01 chuyên viên phụ trách cấp học THCS. Thu thập và khai thác thơng tin có liên quan đến việc bồi dưỡng CBQL trường THCS như các loại văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS, văn bản yêu cầu về Chuẩn hiệu trưởng mới được ban hành; Thông tin về thực trạng CBQL trường THCS trong thành phố; Thông tin về phương thức tổ chức; cách thức quản lý,... Xác định nhu cầu bồi dưỡng: đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định qua điều tra thực trạng 100% đạt yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp; Các năng lực quản trị nhà trường, xây dựng được môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đạt ở mức TB trở lên. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục cần phải tiếp tục quản lý và bồi dưỡng các năng lực này theo Chuẩn hiệu trưởng ban hành năm 2018 để có đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở hội tụ đủ các tiêu chuẩn để thực thi tốt nhiệm vụ.

Dự báo, chẩn đốn: Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác bồi dưỡng CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguồn nhân lực có thể huy động. Phân tích tình hình mơi trường xã hội để nắm được những cơ hội tốt cho công tác bồi dưỡng và các nguy cơ thách thức cần tránh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự báo ảnh hưởng của cơng tác bồi dưỡng đến công tác quản lý của mỗi nhà trường THCS nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển

GDTHCS của địa phương. Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành.

Như vậy, để có căn cứ khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần hiểu kĩ thực trạng công tác bồi dưỡng CBQL đang diễn ra, khái quát được điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; tìm hiểu kĩ các điều kiện có ảnh hưởng tốt đến việc quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở để đề xuất những biện pháp phát huy những điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

- Bước 2: Dự thảo kế hoạch: gồm những nét chủ yếu sau:

Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt. Xây dựng các điều kiện cần thiết: nhân lực, phương tiện, tài chính, cơ sở vật chất,... Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu.

Kế hoạch sơ bộ thực chất là dự thảo để chuẩn bị cho kế hoạch chính thức được quyết định.

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch chính thức

Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ, tiến trình xây dựng kế hoạch chính thức có thể chọn một trong những phương án tổng hợp các phương án đã được nêu. Thảo luận trong tập thể cán bộ Phòng GD&ĐT.

Lập chương trình hành động.

* Lưu ý khi vận dụng:

Phòng GD&ĐT cần xác định được mục tiêu tổng thể trong quá trình quản lý và từng giai đoạn, ...

Đồng thời cần phải nắm bắt được lượng thơng tin cụ thể, chính xác về các nguồn lực chủ yếu để thực hiện được mục tiêu của quá trình quản lý.

Xây dựng cơ chế, nguyên tắc, trách nhiệm, nghĩa vụ minh bạch rõ ràng của cá nhân, bộ phận thống nhất trong hệ thống quản lý. Chuẩn bị kinh phí, nguồn lực cho cơng tác bồi dưỡng.

trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay đồng thời đáp ứng theo yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

3.2.3. Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng

* Mục tiêu, ý nghĩa:

Việc cải tiến tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng nhằm giúp cho CBQL bù đắp được những thiếu hụt về các kĩ năng, năng lực đòi hỏi người CBQL phải có trong thời kì đổi mới căn bản tồn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có như vậy thì việc bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng mới đạt hiệu quả.

* Nội dung và tổ chức thực hiện:

Để cải tiến tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng trước hết Phòng GD&ĐT cần thành lập một số tiểu ban bao gồm những cán bộ, chuyên viên của Phịng GD&ĐT và một số chun gia có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về thực tiễn công việc quản lý và bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở để giúp cho hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng có hiệu quả cao, từ đó tổng hợp thành kế hoạch quản lý chung. Phân công các thành viên của tổ chức phụ trách, theo dõi hoạt động của tiểu ban và CBQL để thực hiện việc tổng kết, đánh giá công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giai đoạn tiếp theo, CBQL trường trung học cơ sở có những hoạt động đặc thù riêng về cơng việc, nên trong q trình quản lý và tổ chức bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng cần có những hình thức, thời gian bồi dưỡng phù hợp với những đối tượng này.

- Đối với khóa học tập trung:

Đối với khóa học tập trung thời gian chỉ nên kéo dài từ 1 đến 2 tuần và tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Có thể thấy trong năm học người CBQL rất

bận. Đối với cấp học trung học cơ sở phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất là dạy học và giáo dục HS trung học cơ sở. Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục để hình thành nhân cách cho HS. Cả hai nhiệm vụ trên đều rất quan trọng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 84 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)