Khái quát về quá trình khảo sát và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 47 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát

* Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu chung: Đánh giá nhận thức của đội ngũ CBQL về tầm quan

trọng của việc BD đội ngũ CBQL trường THCS, phân tích thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS, đối chiếu với những yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng để đánh giá, rút ra ưu điểm và hạn chế trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể: Phân tích các lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, phương

pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; xây dựng đội ngũ CBQL thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả về cơng tác quản lý và giáo dục, bảo đảm hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

* Nội dung khảo sát:

Nội dung khảo sát gồm: thực trạng quy mô trường, lớp, học sinh; chất lượng GDTHCS; số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo CBQL; đội ngũ CBQL so với chuẩn nghề nghiệp; thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở và quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo chuẩn nghề nghiệp; thăm dò ý kiến CBQL của Phòng GD&ĐT và CBQL các trường THCS về các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở.

Chúng tôi chọn 20 trường THCS, 01 trường TH&THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2015-2019 để tiến hành khảo sát. Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu xác suất. Trên cơ sở tổng thể mẫu nghiên cứu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên theo kĩ thuật lấy mẫu xác suất để được mẫu khảo sát.

Tổng mẫu khảo sát là 188 người tập trung vào 3 nhóm sau: - Cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố: 15 người;

- Cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn: 47 người;

- Giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn: 126 người.

* Phương pháp khảo sát:

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn, trao đổi. Cụ thể:

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Bằng cách xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra [xem phụ lục 1,2,3] như sau: Mẫu 1: Khảo sát phẩm chất, năng lực của CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng đã ban hành; Mẫu 2: Khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; Mẫu 3: Khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng đã ban hành.

Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Được thực hiện với các cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm bổ sung, phân tích thêm các kết quả đã thu được từ việc điều tra.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Phân tích số liệu từ các báo cáo, thống kê số liệu THCS của ngành để rút ra những thông tin cần thiết.

* Cách tính kết quả:

- Quy ước điểm đánh giá cho mỗi mức độ trong thang đánh giá của các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 được mô tả như sau:

+ Tốt/Rất phù hợp/Thường xuyên/Rất cần thiết: 3 điểm + Khá/Phù hợp/Thỉnh thoảng/Cần thiết: 2 điểm + Đạt/Ít phù hợp/Ít khi/Ít cần thiết: 1 điểm + Chưa đạt/Không phù hợp/Không bao giờ/Không cần thiết: 0 điểm - Mức cho điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 được mô tả như sau:

+ Mức 1: giá trị trung bình từ 2,5 – 3,0: Tốt + Mức 2: giá trị trung bình từ 2,0 đến cận 2,5: Khá + Mức 3: giá trị trung bình từ 1,5 đến cận 2,0: TB

+ Mức 4: giá trị trung bình dưới 1,5: Khơng chấp nhận Cơng thức áp dụng trong việc tính điểm trung bình, như sau:

Trong đó:

- X Là số trung bình cộng các mức độ trả lời. - Xi Điểm ở mức độ xi.

- ni Là tần số xuất hiện các câu trả lời.

2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

* Tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội

Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Diện tích của thành phố Quy Nhơn là 285 km2, có 21 phường, xã với dân số trên 300.000 người. Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội của tỉnh Bình Định.

về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, thành phố Quy Nhơn sẽ được mở rộng lên tới 87,788 ha với quy mô dân số là 650 – 680 ngàn người, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Báo cáo tổng kết năm 2019 của Thành ủy Quy Nhơn đã đánh giá: “mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển, các hoạt động văn hóa – xã hội có tiến bộ,....” [39].

* Tình hình giáo dục và đào tạo

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn [35], ngành GD&ĐT đã đạt được một số thành tựu như sau:

Quy mô giáo dục:

Hệ thống trường học của thành phố tiếp tục phát triển, tồn ngành hiện có 102 đơn vị trường học (THCS: 20, TH&THCS: 01, TH: 26, Mầm non: 45) với tổng số 57.366 học sinh ở 1.796 nhóm, lớp.

Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, mỗi phường, xã đều có ít nhất 01 trường mầm non, 01 trường TH và 01 trường THCS. Hiện nay, ngành GD&ĐT Quy Nhơn có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, 43 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục [35].

Cán bộ, GV tồn ngành tính đến nay có 2.169 người, nữ 1.659 người; đảng viên 1.218 người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT thành phố đảm bảo cơ bản đủ để giảng dạy tất cả các bộ môn, thường xuyên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng.

Chất lượng Giáo dục và Đào tạo:

Chất lượng giáo dục được duy trì và giữ vững, ngày càng có bước tiến đáng kể, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, học sinh giỏi cấp tỉnh ln xếp nhóm đầu tồn tỉnh khối phịng Giáo dục và Đào tạo.

Thành phố Quy Nhơn đã hồn thành chương trình phổ cập GDTHCS từ năm 2001, tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6 đạt 100% và số học sinh từ 15-17 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 99,98% [35].

Cùng với sự phát triển quy mô, ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn xác định: Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục của thành phố.

* Đặc điểm giáo dục trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn

Năm học 2019-2020, thành phố Quy Nhơn có tổng số 20 trường THCS và 01 trường TH&THCS cơng lập, khơng có trường THCS tư thục.

Tổng số học sinh cấp trung học cơ sở là 17.858 học sinh, được biên chế thành 430 lớp, cụ thể: Khối 6: 4.646 học sinh chia thành 111 lớp; Khối 7: 4.595 học sinh được chia thành 110 lớp; Khối 8: 4.358 học sinh được chia thành 105 lớp; Khối 9: 4.259 học sinh được biên chế thành 104 lớp.

Tổng số GV tham gia giảng dạy là 699 người, 100% đạt chuẩn, trong đó số GV vượt chuẩn là 683 người chiếm tỷ lệ 97,71% [35].

Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục đang có chiều hướng ổn định và phát triển, quy mô trường lớp giáo dục THCS được trải đều ở các phường, xã trên địa bàn thành phố đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Cơ sở vật chất các trường THCS tuy có quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn nhiều trường THCS thiếu khu hiệu bộ, văn phòng, phòng học bộ mơn, khơng có sân tập vì diện tích khn viên trường q nhỏ, các loại thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục còn thiếu, nhất là các trường ở vùng ven, ngoại thành và các xã đảo. Do đó, cần phải tập trung kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tại các trường THCS mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo

dục THCS trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)