8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Vài nét về hoạt động khảo nghiệm
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Để khẳng định giá trị hợp lý, tính khả thi của các
biện pháp quản lý đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các biện pháp. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến. Đề tài đánh giá các biện pháp
QL công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS theo hai tiêu chí. Điều tra về tính hợp lý của các biện pháp quản lý theo 4 mức độ: Rất hợp lý, hợp lý, ít hợp lý, khơng hợp lý; Điều tra về tính khả thi theo 4 mức độ: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Tiến hành trưng cầu ý kiến các
cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT và CBQL các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Số lượng khách thể điều tra: 62 người.
Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu. Để đánh
giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
- Mức độ hợp lý:
Rất hợp lý: 3 điểm; Hợp lý: 2 điểm; Ít hợp lý: 1 điểm; Không hợp lý: 0 điểm.
- Mức độ khả thi:
Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm; Khơng khả thi: 0 điểm.
- Cách tính tốn: Lấy TB cộng điểm số trên khách thể điều tra. Mức 1: giá trị trung bình từ 2,5 – 3 : Rất hợp lý/ Rất khả thi Mức 2: giá trị trung bình từ 2,0 – cận 2,5 : Hợp lý/ Khả thi
Mức 3: giá trị trung bình từ 1,5 – cận 2,0: Ít hợp lý/ Ít khả thi
Mức 4: giá trị trung bình dưới 1,5 : Không hợp lý/Không khả thi
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Phòng GD&ĐT và CBQL các trường THCS. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp (n = 62)
Biện pháp Mức độ Điểm TB Thứ bậc Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp lý 3.2.1 55 7 0 2.89 1 3.2.2 42 15 5 2.60 5 3.2.3 45 13 4 2.66 4 3.2.4 46 14 2 2.71 2 3.2.5 45 15 2 2.69 3 3.2.6 36 16 10 2.42 6 Điểm TB chung = 2,66 Ghi chú:
3.2.1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
3.2.2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
3.2.3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
3.2.4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.2.6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở được các khách thể khảo sát đánh giá mức độ hợp lý cao thể hiện Điểm TB chung của các biện pháp quản lý đề xuất = 2,66 và có 5/6 biện pháp có Điểm TB > 2,5 (min = 1 và max = 3),
Biện pháp“Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa
phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT” được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao nhất
với Điểm TB = 2,89 xếp bậc 1/6. Tiếp theo là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục” và “Tổ chức kiểm
tra, đánh giá trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng” được đánh giá là hợp lý ở mức độ cao thứ nhì với Điểm TB = 2,71 xếp bậc 2/6 và biện pháp “Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng” được đánh giá
là hợp lý ở mức độ cao thứ ba với Điểm TB = 2,69 xếp bậc 3/6. Như vậy, đại đa số các ý kiến đều đánh giá rất cao và cho rằng đây là những biện pháp hợp lý nhất.
Tuy nhiên biện pháp “Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh
thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả”
được đánh giá ở mức độ ít hợp lý nhất, với Điểm TB = 2,42, xếp bậc 6/6. Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đều đã và đang được trang bị cơ sở vật chất từ các nguồn ngân sách của nhà nước hoặc xã hội hóa. Kinh phí cho bồi dưỡng nếu chỉ trông chờ nhà nước cấp, duyệt sẽ khá lâu, vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay, với tinh thần ham học hỏi, đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở sẵn sàng đầu tư cho việc học tập Chuẩn, nâng Chuẩn để đạt hiệu quả tốt nhất, cho dù có hay khơng có kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở khác đều được đánh giá mức độ hợp lý cao với Điểm TB dao động 2,42 < Điểm TB < 2,89.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (n = 62)
Biện pháp
Mức độ
Điểm TB Thứ bậc
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi
3.2.1 54 6 2 2.84 1 3.2.2 44 12 6 2.61 5 3.2.3 46 11 5 2.66 4 3.2.4 49 9 4 2.73 3 3.2.5 52 7 3 2.79 2 3.2.6 31 17 14 2.27 6 Điểm TB chung = 2,65
Ghi chú:
3.2.1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
3.2.2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
3.2.3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
3.2.4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.2.6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Bảng số liệu cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện điểm TB chung của các biện pháp quản lý là 2,65 (Min = 1; max = 3) và có 5/6 biện pháp quản lý có điểm TB > 2,5.
Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là “Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT” có điểm
TB=2,84, xếp bậc 1/6.
Trong khi đó biện pháp “Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất,
tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả” được đánh giá ở mức khả thi thấp nhất trong các biện pháp quản lý với
điểm TB = 2,27 xếp bậc 6/6. Đại bộ phận những người được khảo sát đều cho rằng việc giảng dạy về quản lý giáo dục có thể khắc phục cơ sở vật chất và trang thiết bị cũ được. Tinh thần của người dạy và người học đều tâm huyết cho nghề, sẵn sàng hy sinh cho nghề, khắc phục mọi khó khăn gian khổ. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong giai đoạn đổi mới giáo dục khác đều được đánh giá mức độ khả thi cao với Điểm TB dao động từ 2,27 đến 2,84.
Mối quan hệ giữa tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp
Để thấy được mối quan hệ giữa tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở trong giai đoạn đổi mới giáo dục đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh và áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan hạng (Rank Correlation) như sau:
Trong đó:
R là hệ số tương quan n: là số biện pháp
: số trung bình cộng mức độ hợp lý các biện pháp : số trung bình cộng mức độ khả thi các biện pháp
Xi: giá trị điểm của mỗi mức độ hợp lý Yi: giá trị điểm của mỗi mức độ khả thi
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính hợp lý và khả thi của các biện pháp
Biện pháp Mức độ hợp lý Mức độ khả thi Tương quan hạng R Thứ bậc Thứ bậc 3.2.1 2.89 1 2.84 1 0.90 3.2.2 2.60 5 2.61 5 0.94 3.2.3 2.66 4 2.66 4 0.96 3.2.4 2.71 2 2.73 3 0.87 3.2.5 2.69 3 2.79 2 0.78 3.2.6 2.42 6 2.27 6 0.90 Ghi chú:
3.2.1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, các cấp chính quyền địa phương về mục đích, chiến lược bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.
3.2.2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT.
3.2.3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú, đa dạng.
3.2.4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
X Y
3.2.5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.2.6: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở để bồi dưỡng có hiệu quả.
Chúng tơi khảo sát sự tương quan của các biện pháp giữa tính hợp lý và tính khả thi, kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: về cơ bản tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp có sự tương quan với nhau, cùng đứng ở vị trí thứ nhất là biện pháp 1, cùng đứng ở vị trí cuối cùng là biện pháp 6. Các biện pháp còn lại có tính hợp lý và tính khả thi tương đồng như nhau. Tất cả các biện pháp đều có tính tương quan chặt (vì hệ số tương quan R có giá trị từ 0,78 - 0,96, gần giá trị 1).
Như vậy, 6 biện pháp chúng tơi đề xuất có tính hợp lý, tính khả thi, được đội ngũ cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT và CBQL các trường trung học cơ sở đánh giá cao, tương quan chặt.
Kết quả áp dụng một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở
Sau khi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn và thực trạng đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở, chúng tôi đã xây dựng 06 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn Hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Chúng tôi tiến hành áp dụng một số biện pháp tại Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, cụ thể: chúng tôi cụ thể hóa biện pháp 1: "Nâng cao nhận thức về quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
THCS cho các lực lượng có trách nhiệm" và biện pháp 6: "Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS để bồi dưỡng có hiệu quả", các biện pháp 2, 3, 4 và 5 gửi cho CBQL
Thời gian áp dụng: 04 tháng, từ tháng 02/2020 đến hết tháng 05/2020. * Đối với biện pháp 1:
- Tổ chức thực hiện: Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản, các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để đội ngũ CBQL thấy rõ vai trị của mình trong việc quyết định chất lượng giáo dục, thực trạng, những ưu điểm cũng như những yếu kém về chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS hiện nay cần phải khắc phục.
Tiếp tục tổ chức học tập và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Triển khai các Chương trình hành động, các kế hoạch của UBND thành phố, Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013 qua các hành động cụ thể, tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của nhà trường, thảo luận vai trò của nhà giáo trong công cuộc “Đổi mới giáo dục” nhằm nâng cao ý thức tham gia học tập, bồi dưỡng.
Tổ chức bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thơng trong đó có CBQL trường THCS.
Tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp, nhất là UBND thành phố, địa phương nơi trường đứng chân và phụ huynh trong xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, trong đó, nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.
chất, năng lực CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng trong toàn cấp học.
- Kết quả đạt được: Hầu hết CBQL nắm rõ mục đích ban hành quy định của chuẩn nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung của quy định Chuẩn, các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, quy trình và cơng cụ đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn; Xây dựng được nguồn minh chứng quy định chung cho từng tiêu chí, phù hợp với đặc điểm chung và mang tính đặc thù đối với mỗi nhà trường, đồng thời coi trọng công tác lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra trong quá trình chuẩn hóa CBQL các trường. CBQL xác định được nguồn minh chứng, từ đó coi trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Kết quả tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng đối với CBQL trường THCS năm học 2018 – 2019 tương đối sát với thực tế, phù hợp thực tế. Việc đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng khơng cịn mang tính hình thức, coi trọng các minh chứng cụ thể đối với từng tiêu chí. Cơng tác bồi dưỡng thường xuyên theo quy định được triển khai thực hiện nghiêm túc.
CBQL các trường có chiều hướng tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp cận, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao các năng lực quản trị nhà trường; mạnh dạn trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ quản lý. Phịng GD&ĐT cũng tích cực hơn trong việc tổ chức cho CBQL các trường THCS tham quan, học tập thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình, các đơn vị có thành tích nổi bật về mặt cơng tác nào đó ở trong và ngồi tỉnh.
* Đối với biện pháp 6:
- Tổ chức thực hiện: Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu bồi dưỡng. Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất
lượng, đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng, có tài liệu dùng cho báo cáo viên, có tài