8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở thành
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ
- Số lượng và sự phân bố
Hiện nay, thành phố Quy Nhơn có 20 trường THCS và 01 trường TH&THCS với 47 CBQL được phân bố như sau: 06 trường có 03 CBQL (01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng); 14 trường có 02 CBQL (01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng), trường TH& THCS có 01 CBQL cấp THCS.
Theo quy định, mỗi trường THCS có 01 Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau do Hiệu trưởng phân công. Trường có từ 28 lớp trở lên có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng, trường dưới 28 lớp có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng. Căn cứ quy định trên, hiện nay số lượng CBQL ở các trường THCS của thành phố Quy Nhơn đảm bảo theo quy định.
- Cơ cấu thành phần
Độ tuổi và thâm niên công tác:
Bảng 2.1: Thâm niên công tác của CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn tính đến năm 2020 Thống kê Số năm công tác Dưới 15 năm Từ 15 - 20 năm Từ 20 - 25 năm Từ 25 -
30 năm Trên 30 năm
Số
lượng 6 14 6 7 14
Tỷ lệ % 12,76 29,79 12,76 14,90 29,79
Đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn có thâm niên công tác tương đối cao, 87,24% CBQL có thâm niên công tác từ 15 năm trở lên. Nếu tính tuổi, sau khi học đại học hoặc cao đẳng ra trường và đi làm thì CBQL ở đây đều từ 30 – 35 tuổi trở lên, có 14 đồng chí trên 30 năm công tác, đây là những đồng chí có bề dày kinh nghiệm nhưng lại sắp đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, sức trẻ và sức sáng tạo cũng là một trong những yếu tố cần thiết đối với công tác QL nhà trường, do vậy cần quy hoạch thêm những đồng chí trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và được đào tạo bài bản về chuyên môn, từng bước hỗ trợ nghiệp vụ QL và những kỹ năng khác.
Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.2: Trình độ của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn tính đến năm 2020
Trình độ chính trị Trình độ Trình độ quản lý chuyên môn
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đại học Sau Đại học
Chứng chỉ CĐ, ĐH, SĐH BD QLGD SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3 6,38 44 93,62 - - 44 93,62 3 6,38 26 55,32 20 42,55
[Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn năm 2020]
Cán bộ quản lý trường THCS thành phố Quy Nhơn có trình độ chuyên môn trên chuẩn 100%, trong đó 93,62% CBQL có trình độ đại học và 6,38% CBQL có trình độ sau đại học. Tuy nhiên, hầu hết các CBQL có bằng đại học đều học tại chức hoặc học từ xa vì thực tế chưa có trường Đại học nào trên cả nước đào tạo trình độ đại học để dạy THCS.
Có 46/47 (97,87%) CBQL được bồi dưỡng QLGD (04 thạc sĩ QLGD), tuy nhiên chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn, số CBQL lớn tuổi được bồi dưỡng từ lâu nên chưa cập nhật được kiến thức mới về QLGD. Nguyên nhân là
CBQL nhà trường được bổ nhiệm từ đội ngũ GV cốt cán, GV dạy giỏi các cấp và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn tốt cũng như đủ năm công tác theo quy định cho nên sau khi được bổ nhiệm làm CBQL mới được cử đi học các khoá bồi dưỡng quản lý ngắn hạn. Do đó, cần tiếp tục tổ chức cho CBQL bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD để trang bị kiến thức mới trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện.
Những kết quả thống kê trên đặt ra cho Phòng GD&ĐT, UBND thành phố Quy Nhơn phải có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức mới về QLGD cho số CBQL nhà trường và đội ngũ GV dự nguồn CBQL.
Cán bộ quản lý bậc THCS có trình độ lý luận chính trị Trung cấp là 44 (93,62%); 03 (6,38%) CBQL đang học trung cấp. Trong thời gian tới Phòng GD&ĐT thành phố cần có kế hoạch cử GV dự nguồn CBQL đi học Trung cấp chính trị để đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện khi tiến hành bổ nhiệm CBQL.
Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn tương đối thấp. Qua điều tra có 15/47 (31,91%) CBQL có chứng chỉ tiếng Anh A, 32/47 (60,09%) CBQL có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B, C; 17/47 (36,17%) CBQL có chứng chỉ tin học A; 30/47 (63,83%) CBQL có chứng chỉ B trở lên (Nguồn: Phòng GD&ĐT Quy Nhơn năm 2020).
2.2.2. Thực trạng về phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất nghề nghiệp
Phẩm chất nghề nghiệp là tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên trong quá trình tuyển chọn cán bộ nói chung, cán bộ QLGD nói riêng. Đánh giá nội dung này trên cơ sở các yêu cầu và tiêu chí về Chuẩn hiệu trưởng, chúng tôi tiến hành điều tra trên 03 nhóm: cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL trường THCS và GV với tổng số 188 người, kết quả được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn (n = 188) Tiêu chí Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.3.1 159 26 3 0 2.83 1 2.3.2 66 69 40 13 2.00 2 2.3.3 61 64 51 12 1.93 3 Điểm TB chung = 2,25 Ghi chú: 2.3.1: Đạo đức nghề nghiệp.
2.3.2: Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường. 2.3.3: Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
Kết quả bảng 2.3 cho thấy thực trạng về phẩm chất nghề nghiệp của CBQL trường THCS được đánh giá ở mức độ khá và đồng đều với điểm TB = 2,25 so với min = 0 và max = 3, mức độ dao động trong khoảng từ 1,93 < Điểm TB < 2,83. Trong đó, tiêu chí số 1: "Đạo đức nghề nghiệp" được đánh giá cao với Điểm TB = 2,83, xếp thứ bậc 1. Kết quả trên cho thấy, đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có đạo đức nghề nghiệp tốt. Kết quả như trên cũng là tất yếu, bởi vì đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở được quy hoạch và sàng lọc từng năm và được sự tín nhiệm của tập thể sư phạm. Một trong những điều kiện được quy hoạch và bổ nhiệm CBQL yêu cầu họ phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Tiêu chí số 2: “Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường” được đánh giá với điểm TB =
2,00, đạt mức khá, xếp thứ bậc 2. Điều đó cho thấy đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh, có sức lan tỏa đến các thành viên trong nhà trường, tuy nhiên chưa thật sự có ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ CBQL giáo dục trung học cơ sở. Tiêu chí số 3: “Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân” được đánh giá với điểm TB = 1,93, đạt mức
Trung bình, xếp thứ bậc 3. Qua trao đổi với một số CBQL trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng tôi nhận thấy: CBQL trường THCS đạt trình độ đào tạo chuẩn hoặc trên chuẩn; thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật các yêu cầu đổi mới của ngành. Tuy nhiên, với một số CBQL lớn tuổi, việc đổi mới, sáng tạo trong phát triển chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, việc hướng dẫn, hỗ trợ CBQL để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Như vậy, về phẩm chất nghề nghiệp của CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
- Năng lực quản trị nhà trường
Bảng 2.4. Thực trạng về năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn (n = 188)
Tiêu chí Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.4.1 64 66 43 15 1.95 5 2.4.2 72 93 20 3 2.24 1 2.4.3 58 70 49 11 1.93 6 2.4.4 60 75 39 14 1.96 4 2.4.5 48 68 55 17 1.78 7 2.4.6 69 71 40 8 2.07 2 2.4.7 66 68 48 6 2.03 3 Điểm TB chung = 2,00 Ghi chú:
2.4.1: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường. 2.4.2: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. 2.4.3: Quản trị nhân sự nhà trường.
2.4.4: Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường. 2.4.5: Quản trị tài chính nhà trường.
2.4.6: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh. 2.4.7: Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Kết quả bảng 2.4 cho thấy năng lực quản trị nhà trường của CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,00 so với min = 0 và max = 3. Các năng lực
quản trị được đánh giá ở mức độ tương đối đồng đều dao động trong khoảng từ 1,78 < Điểm TB < 2,24. Trong đó, tiêu chí số 2: "Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh" được đánh giá cao nhất với Điểm TB = 2,24, xếp thứ bậc 1; tiêu chí số 6: “Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường” xếp thứ bậc 2, với điểm TB = 2,07; tiêu chí số 5: “Quản trị tài chính nhà trường” được đánh giá thấp nhất, xếp thứ bậc 7, với điểm TB = 1,78. Kết quả trên cho thấy năng lực quản trị nhà trường của CBQL trường THCS đạt mức khá, chưa có năng lực quản trị đạt mức độ tốt, nhiều ý kiến đánh giá ở mức đạt và chưa đạt. Nguyên nhân do phần lớn CBQL bổ nhiệm đã lâu, tuổi đời cao nên việc cập nhật thông tin, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn hạn chế. CBQL trẻ được bổ nhiệm chiếm tỉ lệ thấp, nghiệp vụ quản lý chỉ được bồi dưỡng sau khi được bổ nhiệm CBQL. Để GDTHCS có thể đạt được những yêu cầu đổi mới giáo dục một cách vững chắc cần có đội ngũ cán bộ có năng lực quản trị nhà trường tốt.
- Xây dựng môi trường giáo dục
Bảng 2.5. Thực trạng về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn (n = 188)
Tiêu chí Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.5.1 70 82 29 7 2.14 3 2.5.2 73 79 30 6 2.16 2 2.5.3 82 71 31 4 2.23 1 Điểm TB chung = 2.18 Ghi chú:
2.5.1: Xây dựng văn hóa nhà trường.
2.5.2: Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường.
2.5.3: Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Kết quả bảng 2.5 cho thấy năng lực xây dựng môi trường giáo dục của CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,18 so với min = 0 và max = 3. Các
năng lực được đánh giá dao động trong khoảng từ 2,14 < Điểm TB < 2,23. Trong đó, tiêu chí số 3: " Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường" được đánh giá cao nhất với Điểm TB = 2,23, xếp thứ bậc 1. Các đánh giá cho thấy việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường được quan tâm, khuyến khích, các thành viên trong nhà trường tham gia xây dựng trường học an toàn, chống bạo lực học đường; thực hiện tốt quy chế dân chủ; xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa hình thành được mô hình cụ thể về trường học an toàn cũng như xây dựng môi trường dân chủ, văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
- Phát triển quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội
Quản lý trường THCS yêu cầu CBQL nhà trường cần có năng lực tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, qua điều tra kết quả bảng 2.6 cho thấy năng lực này được đánh giá chung ở mức độ khá với Điểm TB = 2,16 so với min = 0 và max = 3. Các năng lực được đánh giá ở mức độ đồng đều, đa số đạt khá so với yêu cầu đổi mới hiện nay. Trong đó, tiêu chí số 3:
“Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường” được đánh giá ở thứ bậc thấp nhất, điều này thể hiện rõ nhất ở thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục dù được quan tâm nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
Bảng 2.6. Thực trạng về năng lực phát triển quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn (n = 188)
Tiêu chí Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.6.1 82 78 22 6 2.26 1 2.6.2 78 82 21 7 2.23 2 2.6.3 69 63 41 15 1.99 3 Điểm TB chung = 2,16
Ghi chú:
2.6.1: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh. 2.6.2: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2.6.3: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
Nguyên nhân chủ yếu do một số CBQL chưa chủ động, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính và cải thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, bên cạnh đó, còn có tâm lý sợ xảy ra sai phạm vì chưa nắm chắc các quy định của nhà nước.
- Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Bảng 2.7. Thực trạng về năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của đội ngũ CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn (n = 188)
Tiêu chí Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.7.1 15 88 61 24 1.50 2 2.7.2 60 63 44 21 1.86 1 Điểm TB chung = 1,68 Ghi chú: 2.7.1: Sử dụng ngoại ngữ.
2.7.2: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả bảng 2.7 cho thấy năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được đánh giá chung ở mức Đạt với điểm TB = 1,68 so với min = 0 và max = 3. Đánh giá trên thể hiện đúng thực trạng hiện nay, đội ngũ CBQL hầu hết có năng lực sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) ở mức giao tiếp cơ bản, thông thường, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh còn hạn chế, phụ thuộc vào chỉ đạo của cấp trên. Qua phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng tôi nhận thấy: Việc sử dụng công nghệ thông tin của CBQL trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, do yêu cầu công tác đòi hỏi phải nắm bắt để sử dụng các phần mềm trong quản trị nhà trường. Tuy nhiên, đối với một số CBQL quá trình tiếp cận và sử dụng công nghệ thông
tin vẫn còn hạn chế, nguyên nhân bản thân không nắm kiến thức cơ bản, một số phần mềm quản trị chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho người dùng.