8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.4.1. Thực trạng về nội dung quản lý
- Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng CBQL thể hiện qua các mức độ đạt được của “Kiến thức, kỹ năng và thái độ”. Mục tiêu bồi dưỡng hiện nay là giúp cho đội ngũ CBQL được bổ sung kiến thức. Việc xây dựng đúng mục tiêu rất quan trọng, nó định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức. Để bồi dưỡng CBQL đạt hiệu quả thì việc cần làm là chỉ đạo xây dựng đúng mục tiêu bồi dưỡng.
Mục tiêu của công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay:
+ Củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý. + Giúp CBQL đáp ứng chuẩn và nâng chuẩn.
+ Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBQL. + Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL. Qua trao đổi với một số CBQL trường THCS thành phố Quy Nhơn, đa số đều có nhận thức cao đối với hai mục tiêu đầu tiên. Tuy nhiên, hai mục tiêu còn lại chưa được đội ngũ CBQL nhận thức đúng đắn, chưa quan tâm đầu tư.
- Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng
Quản lý nội dung bồi dưỡng CBQL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp phải bám sát yêu cầu của Chuẩn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, các nhà quản lý cho
biết do chưa bám sát những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, nội dung bồi dưỡng thường xuyên chưa đủ giúp CBQL các trường bổ sung và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. Rõ ràng, việc QL những nội dung bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa cịn gặp khó khăn, hạn chế, chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp CBQL các trường THCS.
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở giáo dục phổ thông. Mỗi CBQL tham gia bồi dưỡng với nội dung gồm hai khối kiến thức bắt buộc và tự chọn. Hiện nay, các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức và nhất là các yêu cầu về năng lực quản lý nhà trường cịn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì thế, CBQL tham gia bồi dưỡng phải lựa chọn và xác định vấn đề bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu, u cầu cơng việc, địi hỏi của bản thân sao cho đáp ứng được chuẩn, có năng lực quản lý, điều hành nhà trường phát triển theo đúng mục tiêu đổi mới giáo dục và tiến đến đạt trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.
- Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng của giảng viên
Bồi dưỡng CBQL hiện nay được tổ chức dưới một số hình thức, trong đó hình thức bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thơng qua các hình thức học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong và ngồi nước, …
Hàng năm, Phịng Giáo dục và Đào tạo mời các báo cáo viên có trình độ chun mơn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong giảng dạy từ các trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội về tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường THCS của thành phố. Các đợt bồi dưỡng tập trung do Phòng GD&ĐT tổ chức, hầu hết đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là CBQL cấp phòng, chuyên viên, CBQL các trường được
cử đi tập huấn, tiếp thu các chuyên đề và phương pháp do Sở GD&ĐT hoặc các trung tâm, viện nghiên cứu tổ chức. Từ đó, cơng tác phân công báo cáo các chuyên đề, việc tổ chức soạn giảng, báo cáo lại cho đội ngũ CBQL phụ thuộc nhiều vào mức độ tiếp thu và khả năng của báo cáo viên.
Để đánh giá về mức độ phù hợp trong hoạt động bồi dưỡng của giảng viên, qua phỏng vấn trao đổi, chúng tôi tổng hợp được bảng sau:
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ phù hợp về hoạt động bồi dưỡng của giảng viên trong BD CBQL trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (n=188)
Đối tượng Mức độ (%) Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Khơng phù hợp Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % CBCV Phòng 15 100 0 0,0 0 0,0 0 0,0 CBQL 34 72,3 13 27,7 0 0,0 0 0,0 GV 69 54,8 47 37,3 10 7,9 0 0,0
Kết quả thể hiện hoạt động bồi dưỡng của giảng viên tương đối phù hợp, số ít đánh giá ở mức độ ít phù hợp là vì một số giảng viên chưa quan tâm đến kết quả học tập của học viên, sử dụng phương pháp truyền đạt một chiều, khơng kích thích được tư duy của người học nên học viên chưa nắm được nội dung bài giảng, một số học viên chưa tiếp thu tốt kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực đáp ứng Chuẩn. Việc quản lý, kiểm tra cơng tác bồi dưỡng của giảng viên cịn mang tính khái quát, chung chung.
- Thực trạng quản lý công tác học tập bồi dưỡng của học viên
Đối tượng người học là CBQL trường THCS. Đây là những người có trình độ chun môn, kinh nghiệm thực tiễn, cương vị công tác, sự hiểu biết xã hội và tuổi đời cũng khác nhau. Từ những đặc điểm nêu trên, công tác quản lý học viên học tập trên lớp có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng ít
khó khăn. Qua trao đổi, chúng tôi thấy rằng công tác quản lý học viên học trên lớp hiện nay thực hiện tương đối tốt, đa số học viên có ý thức thực hiện nghiêm các quy định của ngành, thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn, động cơ học tập tốt thể hiện qua bảng 2.13. Vì vậy kết quả học tập khá tốt, phản ánh trung thực nhận thức của học viên. Bên cạnh đó, cịn một số học viên có những hạn chế trong quá trình học tập như: sử dụng cơng nghệ thơng tin, cập nhật các văn bản hướng dẫn, thiếu chủ động, tự giác trong tiếp cận bài giảng.
Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng hoạt động học tập bồi dưỡng của học viên trong bồi dưỡng CBQL trường THCS trên thành phố Quy Nhơn (n=188 )
Đối tượng Mức độ (%) Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % CBCV Phòng 10 66,7 5 33,3 0 0,0 0 0,0 CBQL 16 34,0 31 66,0 0 0,0 0 0,0 GV 44 34,9 76 60,3 6 4,8 0 0,0
Về tự bồi dưỡng, hàng năm, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn và phổ biến kế hoạch này đến từng trường trung học cơ sở, đồng thời tuyên truyền, khuyến khích, động viên hoạt động tự bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua học tập trong ngành giáo dục. Vào đầu năm học, mỗi cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân cụ thể, chi tiết như: tự xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, tự kiểm tra đánh giá, ... Tuy nhiên, để thực hiện tốt hình thức tự BD, người quản lý cần phải cung cấp nội dung, yêu cầu tài liệu để nghiên cứu; định kỳ tổ chức kiểm tra và đánh giá; hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tự BD của mỗi CBQL.
- Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
Bồi dưỡng CBQL hiện nay được tổ chức dưới một số hình thức, trong
trung, bồi dưỡng thơng qua các hình thức học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong và ngồi nước,… và phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bồi dưỡng theo chuyên đề và phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm đơi lúc rập khn, máy móc, chưa đáp ứng u cầu nên hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Việc tổ chức các đoàn tham gia học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về quản lý giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên.
Các chương trình hợp tác phát triển giáo dục với các tỉnh bạn theo chương trình phối hợp cấp tỉnh như Bình Định - Bình Dương, Bình Định - Hà Tĩnh, Bình Định - các tỉnh Tây Ngun, Bình Định - Thành phố Hồ Chí Minh cịn mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hội thảo, các chuyến công tác thăm hỏi nhân các sự kiện kỷ niệm. Các nội dung liên quan thiết thực tới công tác quản lý như kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia, quản lý hệ thống trường học kết nối, đặc biệt là quản lý cơ sở giáo dục và hoạt động giáo dục có yếu tố nước ngồi chưa được coi trọng.
Nhiều ý kiến trao đổi, đề nghị các nhà quản lý hoạt động bồi dưỡng phải đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Đó cũng là thực trạng hiện nay mà các nhà quản lý giáo dục cần có nhiều biện pháp để thực hiện, cần phải tích cực đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phương.
- Thực trạng quản lý kết quả bồi dưỡng
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm thực hiện.
Thực trạng về quản lý kết quả bồi dưỡng CBQL trường THCS theo hướng xác định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể theo Chuẩn được thể hiện như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng về quản lý kết quả bồi dưỡng CBQL các trường THCS thành phố Quy Nhơn (n =188)
Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc
Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.14.1 58 97 33 0 2.13 2 2.14.2 77 96 15 0 2.33 1 2.14.3 44 101 43 0 2.01 3 Điểm TB chung = 2,16 Ghi chú:
2.14.1: Thực hiện nhiệm vụ theo quy định
2.14.2: Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng 2.14.3: Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Qua kết quả khảo sát ta thấy, thực trạng kết quả bồi dưỡng CBQL trường THCS đều đạt mức khá với điểm trung bình = 2,16. Đây là kết quả chấp nhận được. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, quản lý kết quả bồi dưỡng diễn ra khơng liên tục nên ít có tác dụng thúc đẩy đội ngũ CBQL nỗ lực trong công tác bồi dưỡng.
Một số ý kiến cho rằng để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện: báo cáo viên có năng lực tổ chức tốt, đưa ra các tình huống sát với thực tiễn và được thực hành; lãnh đạo quản lý tốt việc bồi dưỡng, đánh giá cơng bằng kết quả bồi dưỡng và có chính sách khen thưởng kịp thời; sử dụng kết quả xếp loại theo chuẩn hợp lý. Bên cạnh đó, kịp thời điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng trước mắt và lâu dài.
- Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng
Với yêu cầu đổi mới giáo dục, trong khi đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức tổ chức lớp học thì tại các lớp tập huấn, phương pháp và hình thức tổ chức chưa được sử dụng linh hoạt. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sơ vật chất các lớp học chưa đảm bảo, số lượng học viên trên lớp đông không đáp ứng cho việc đổi mới. Kinh phí dành cho cơng
tác bồi dưỡng chưa nhiều nên chưa tạo động lực trong tập huấn cũng như cho mỗi CBQL tự học, tự bồi dưỡng.
Địa điểm tổ chức bồi dưỡng tập trung đảm bảo các điều kiện về phòng ốc, bàn ghế, ánh sáng, an tồn vệ sinh mơi trường, phương tiện như tài liệu, máy chiếu, máy tính, thiết bị dùng cho hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng chuẩn hóa cịn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu như: chưa có chính sách khen thưởng cho những CBQL có thành tích tốt trong tham gia bồi dưỡng, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác bồi dưỡng cũng rất hạn chế.
Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng thể hiện qua bảng 2.15. Từ bảng này, ta thấy thực trạng các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng CBQL chỉ đạt ở mức thấp, điểm trung bình = 1,80. Trong đó chỉ có tiêu chí "Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng" là đạt Khá với điểm trung bình = 2,04. Hai tiêu chí về "Kinh phí, nguồn tài chính
phục vụ hoạt động bồi dưỡng" và "Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ khác về thời gian, tài liệu, kinh phí cho CBQL tham gia hoạt động bồi dưỡng" lại rất thấp.
Bảng 2.15. Thực trạng về quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng CBQL các trường THCS thành phố Quy Nhơn (n =188)
Nội dung Mức độ Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2.15.1 52 91 45 0 2.04 1 2.15.2 42 47 81 18 1.60 3 2.15.3 46 64 64 14 1.76 2 Điểm TB chung = 1,80 Ghi chú:
2.15.1: Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng 2.15.2: Kinh phí, nguồn tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng
2.15.3: Đảm bảo các điều kiện hổ trợ khác về thời gian, tài liệu, kinh phí cho CBQL tham gia hoạt động bồi dưỡng
Hiện nay kinh phí bồi dưỡng từ các nguồn tập trung do Sở GD&ĐT, UBND thành phố đảm bảo còn rất hạn chế; kinh phí tập trung chỉ đảm bảo cho việc bồi dưỡng CBQL để thực hiện các chương trình mục tiêu cơ bản, số lượng CBQL tham gia bồi dưỡng cịn hạn chế theo chỉ tiêu và kinh phí. Các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, modul, ... hầu hết được trích kinh phí từ nguồn tiết kiệm chi trong kinh phí chi thường xun tại trường; bên cạnh đó một số trường hợp CBQL tham gia bồi dưỡng bằng kinh phí tự túc. Vì vậy, để đảm bảo cơng tác BD mang tính đồng bộ, hiệu quả, nhà QL cần có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí phù hợp.
2.4.2. Thực trạng về phương thức quản lý
- Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết về quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Để đánh giá được nhận thức của các khách thể nghiên cứu về mức độ cần thiết của quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát và thu về được kết quả như sau:
Bảng 2.16. Nhận thức mức độ cần thiết về quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Đối tượng
Mức độ (%)
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần
thiết Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cán bộ, chuyên viên Phòng 15 100 0 0,0 0 0,0 0 0,0 CBQL các trường THCS 45 95,7 2 4,3 0 0,0 0 0,0 Giáo viên các trường THCS 104 82,5 20 15,9 2 1,6 0 0,0
Qua bảng số liệu 2.16 cho thấy, cán bộ quản lý và GV đã đánh giá rất cao mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường
trung học cơ sở; thể hiện có từ 82,5% đến 100% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, chỉ có khoảng 20% ý kiến đánh giá cần thiết, và 1.6% ý kiến của giáo viên cho rằng không cần thiết.
Như vậy qua các ý kiến đánh giá cho thấy công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở thực sự rất cần thiết đối với giáo dục trung học cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu của Ngành trên cả nước, Cũng chính vì vậy, cần thiết phải thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ thông qua kế hoạch để công tác bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở theo Chuẩn hiệu trưởng đạt chất lượng ngay từ những khâu đầu tiên.
- Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường trung học cơ sở
Nội dung chính của kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường THCS là sự sắp