Khái niệm quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục

Theo sơ đồ phân loại khoa học của B.M Kêdrop thì quản lý giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phƣơng thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau. [17]

Ở các nƣớc tƣ bản, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục và coi quản lý giáo dục nhƣ quản lý một loại “xí nghiệp đặc biệt”. Đối với các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản lý xã hội vào quản lý giáo dục nên quản lý giáo dục thƣờng đƣợc xếp trong lĩnh vực quản lý văn hóa tƣ tƣởng. Nhƣ vậy, quản lý giáo dục đƣợc coi là bộ phận nằm

trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực đƣợc đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã nêu: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”[32].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THCS xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”[9].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [11, tr.15]

Qua các quan điểm trên cho thấy, thực chất của quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến hoạt động của tập thể giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc, đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Công cụ Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu Phƣơng pháp

Tùy theo việc xác định đối tƣợng quản lý giáo dục mà QLGD có nhiều cấp độ khác nhau:

Đối với cấp vĩ mô:

Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục [16].

Đối với cấp vi mô:

Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, CMHS và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng [18].

Mục tiêu của quản lý giáo dục chính là trạng thái mong muốn trong tƣơng lai đối với hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trƣờng. Mục tiêu này gồm: Đảm bảo quyền học sinh vào các ngành học, các cấp học, các lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn; đảm bảo chỉ tiêu và chất lƣợng đạt hiệu quả đào tạo, phát triển tập thể sƣ phạm đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đời sống vật chất; xây dựng và hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể, quần chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Đối tƣợng của quản lý giáo dục là hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh và tổ chức sƣ phạm của nhà trƣờng trong việc thực hiện kế hoạch và chƣơng trình giáo dục và đào tạo nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đã quy định với chất lƣợng cao.

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hoạt động quản lý trong nhà trƣờng

1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Theo F.Taylor thì quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất. Qua đó, có thể hiểu rằng quản lý hoạt động GDHN là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động GDHN nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [3]

Biện pháp quản lý hoạt động GDHN: Theo Từ điển tiếng Việt, biện pháp đƣợc hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [35]. Từ khái niệm trên, có thể hiểu biện pháp quản lý hoạt động GDHN là cách mà người quản lý tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động GDHN.

1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở trƣờng trung học cơ sở

1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động GDHN cho học sinh THCS

Công tác hƣớng nghiệp cho thế hệ trẻ có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ cho tƣơng lai các em mà còn tác động đến gia đình và xã hội, thể hiện nhƣ sau:

Sơ đồ 1.3. Vai trò của hƣớng nghiệp

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay có một vấn đề nổi cộm dễ nhận thấy, đó là hầu hết các gia đình có con đi học, sau khi tốt nghiệp THCS đều mong muốn con thi vào lớp 10 THPT, sau đó vào học đại học ngay cả khi khả năng học tập của các em còn chƣa tốt. Rất nhiều em thi vào các ngành nghề “thời thƣợng” đang đƣợc đánh giá cao trong khi hiểu biết về đầu ra của thị trƣờng lao động hầu nhƣ không có, khả năng của bản thân lại không phù hợp với ngành nghề đã chọn. Hậu quả là nhiều em rất khó kiếm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em phải xin làm những công việc trái ngành trái nghề hoặc không cần phải có trình độ đại học.

Từ những phân tích trên cho thấy, vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra lúc này là làm thế nào để nâng cao nhận thức của mọi ngƣời đối với công tác hƣớng nghiệp, huy động đƣợc nhiều lực lƣợng xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh

Hƣớng nghiệp

Bản thân:

. Tự tin đƣa ra quyết định chọn nghề . Góp phần vào xây dựng nền tảng cho tƣơng lai

Gia đình:

. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của.

. Xây dựng hạnh phúc gia đình

Xã hội:

. Phân luồng hợp lý HS phổ thông sau khi tốt nghiệp

. Cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng và phù hợp

tham gia hƣớng nghiệp một cách tích cực, đúng hƣớng và hiệu quả.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS

Mục tiêu chung của GDHN là hình thành năng lực tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội. Thực hiện đƣợc mục tiêu nêu trên, GDHN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, điều chỉnh từ gốc sự phân luồng lao động dự trữ trên bình diện cả nƣớc.

Đối với trƣờng THCS, mục tiêu của GDHN là giúp cho học sinh có đƣợc ý thức là chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có định hƣớng đúng khi chọn nghề dựa trên cở sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trƣờng lao động xã hội và năng lực, sở trƣờng của bản thân.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS

Theo tác giả Phạm Tất Dong thì GDHN trong nhà trƣờng THCS gồm 3 nội dung chủ yếu là định hƣớng nghề, tƣ vấn nghề và tuyển chọn nghề.

- Định hướng nghề

Công việc chủ yếu của định hƣớng nghề trong trƣờng THCS gồm những nội dung:

Thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội.

Định hƣớng sự chú ý của học sinh vào những ngành, nghề hay lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Nhà Nƣớc, địa phƣơng đang cần phát triển.

Kích thích hứng thú của học sinh tìm hiểu về các ngành, nghề trong xã hội.

Giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, từng bƣớc xoá bỏ những quan niệm sai về nghề nghiệp trong xã hội.

- Tư vấn nghề

Theo K.Kplatonov, tƣ vấn nghề là hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục và y học và những hình thức tác động đa dạng khác nhằm phát hiện, đánh giá, khám phá những phẩm chất, năng lực thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên, đối chiếu những yêu cầu do nghề đặt ra đối với ngƣời lao động, cân nhắc nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế, nhằm xác định nhóm nghề phù hợp.

Theo từ điển Tâm lý học, tƣ vấn nghề đƣợc hiểu là “hoạt động tư vấn giúp các cá nhân, đặc biệt là những thanh niên trong quá trình định hướng, tìm chọn cũng như thay đổi nghề”[36]

Tƣ vấn nghề đƣợc hiểu nhƣ tổ hợp nhiều hoạt động, bằng những tác động của nhà tƣ vấn, làm bộc lộ ở cá nhân ngƣời đƣợc tƣ vấn những đặc điểm, phẩm chất, nhân cách, tâm lý cá nhân. Trên cơ sở đó nhà tƣ vấn đối chiếu với những yêu cầu, đòi hỏi và nhu cầu nghề nghiệp, cho học sinh những lời khuyên chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trƣờng hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề. Theo P.A Savin thì tƣ vấn nghề thực hiện chức năng liên kết, giúp học sinh đối chiếu hứng thú, sở thích và khả năng của bản thân với nhu cầu của nền kinh tế.

Tƣ vấn nghề có thể phân ra thành 2 loại:

Tƣ vấn sơ bộ: GVCN hoặc GVBM đóng vai trò nhà tƣ vấn, từ những hiểu biết về yêu cầu của một ngành, nghề ở một số trƣờng hoặc địa phƣơng, về nhu cầu nhân lực của xã hội và năng lực thực tế của học sinh, nhà tƣ vấn cho học sinh những lời khuyên tổng quan, sơ bộ, cấp thiết về sự lựa chọn nghề, chọn trƣờng sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tƣ vấn chuyên sâu: Tƣ vấn chuyên sâu đƣợc tiến hành trên cơ sở khoa học, đảm bảo độ chính xác cao nhờ vào các máy móc hiện đại. Điều kiện để có thể thực hiện tƣ vấn chuyên sâu đòi hỏi phải có chuyên gia tƣ vấn đƣợc đào tạo căn bản nhƣ các nhà tâm lý học, giáo dục học, bác sỹ…

- Tuyển chọn nghề

Tuyển chọn nghề là quá trình đánh giá sự phù hợp ban đầu về phẩm chất, năng lực cá nhân đối với những yêu cầu do nghề đặt ra. Tuyển chọn nghề xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nghề để tuyển ngƣời phù hợp vào học hay làm việc.

Trong trƣờng THCS, GDHN chủ yếu là định hƣớng nghề và một phần tƣ vấn nghề. Việc tuyển chọn nghề không thuộc chức năng của trƣờng THCS nhƣng có liên quan đến công việc định hƣớng, tƣ vấn nghề nghiệp. Tuyển chọn nghề và thích ứng nghề đƣợc tiến hành thông qua quá trình ngƣời lao động tham gia làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy… Thông qua đó, ngƣời lao động có cơ sở, có kinh nghiệm và có thể tự quyết định nghề nghiệp tƣơng lai của mình.

Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ của nội dung hƣớng nghiệp

Ba nội dung hƣớng nghiệp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Trong trƣờng THCS thƣờng tiến hành định hƣớng nghề nghiệp và tƣ vấn nghề nghiệp, đồng thời góp phần cho việc tuyển chọn nghề, trong đó tƣ vấn nghề là cầu nối giữa hai nội dung còn lại.

Từ các nội dung định hƣớng nghề, tƣ vấn nghề và tuyển chọn nghề thông qua các yêu cầu cần đạt đƣợc trong quá trình tƣ vấn hƣớng nghiệp tạo thành 6 thành tố trong nội dung hƣớng nghiệp đƣợc biểu diễn bằng sơ đồ sau đây của Platonov:

Định hƣớng nghề

Tƣ vấn

nghề

Tuyển chọn nghề

Định hƣớng nghề nghiệp

Các nghề và đặc Thị trƣờng điểm yêu cầu của nghề lao động

Tƣ vấn nghề Tuyển chọn nghề Phẩm chất, năng lực,

hoàn cảnh cá nhân

Sơ đồ 1.5: Tam giác hƣớng nghiệp (K.K. Platonov)

Theo sơ đồ Tam giác hƣớng nghiệp nhƣ trên, mỗi hoạt động GDHN thuộc các góc của tam giác hƣớng nghiệp dựa trên hai yếu tố cơ bản tƣơng ứng với các cạnh giao thoa tạo nên góc đó.

Nhƣ vậy, định hƣớng nghề nghiệp phải dựa trên hai yếu tố là thị trƣờng lao động với các nghề và yêu cầu của chúng. Định hƣớng nghề nghiệp là cung cấp thông tin cho học sinh về yêu cầu của nghề, đặc điểm của nghề và nhu cầu nhân lực của xã hội. Định hƣớng nghề bao gồm giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp giúp học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến; đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển của các ngành nghề cùng với yêu cầu do nghề đặt ra. Với cách hiểu nhƣ vậy, giáo dục nghề nghiệp cung cấp điều kiện ban đầu để học sinh phát triển năng lực, hình thành hứng thú nghề nghiệp, có thái độ đúng đắn trong lựa chọn ngành nghề.

Tƣ vấn nghề dựa trên hai yếu tố là các nghề và yêu cầu của nghề và phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân. Mục đích của tƣ vấn nghề ở trƣờng THCS là giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự đƣa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai của bản thân trên cơ sở phân tích năng lực, sở trƣờng, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội.

1.3.4. Hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS

- Hướng nghiệp qua các môn học và hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất

tập, lôi cuốn thế hệ trẻ bƣớc vào thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến của bản thân nghề nghiệp trong tƣơng lai. Môn học nào cũng có khả năng hƣớng nghiệp cho học sinh, mỗi môn học có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có quan hệ với những ngành, nghề khác nhau do đó tùy thuộc vào từng môn học mà giới thiệu những ngành nghề có liên quan đến môn học đó. Đây là việc làm khó khăn nhƣng để có kết quả trƣớc hết phải dạy tốt kiến thức cơ bản và tuỳ đặc trƣng của từng bộ môn chỉ rõ cho học sinh những kỹ năng tri thức của bộ môn nói chung, từng bài nói riêng và có thể vận dụng nhƣ thế nào vào đối tƣợng lao động, mục đích, công cụ điều kiện lao động của những nghề xác định qua đó giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho học sinh.

Chƣơng trình môn Công nghệ ở bậc THCS tập trung vào các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngƣ Nghiệp. Với tƣ cách là môn khoa học ứng dụng, bộ môn Công nghệ trở thành chiếc cầu nối giữa kiến thức khoa học với sản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cấp thiết để học sinh làm tốt một nghề.

Khi giảng dạy môn Công nghệ phải gắn nội dung kiến thức với những hoạt động nghề của các ngành sản xuất, tạo điều kiện cho học sinh làm quen, tiếp xúc với những nghề liên quan. GDHN qua dạy môn Công nghệ đòi hỏi nhất thiết phải thực hành kỹ thuật, thực tập sản xuất, gắn với lao động sản xuất và dạy nghề phổ thông.

Hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông nhất thiết phải tổ chức lao động, thực hành nghề phổ thông nhằm tạo điều kiện gắn lý luận với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)