Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng

GDHN đối với học sinh THCS

Để tìm hiểu nhận thức của đội ngũ CBQL về công tác GDHN ở nhà trƣờng, tác giả đã khảo sát 10 CBQL cấp trƣờng cùng với 80 giáo viên và 200 học sinh của 05 trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc để khảo sát thực trạng nhận thức của đối tƣợng này.

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng GDHN Tầm quan trọng của GDHN

đối với học sinh

CBQL & Giáo viên

Học sinh

SL % SL %

GDHN rất quan trọng vì giúp học sinh hiểu biết và chọn nghề đúng đắn, phù hợp với bản thân

71 80,7 142 72,5

GDHN không quan trọng vì GDHN chỉ giúp học sinh đƣợc cộng điểm ƣu tiên, khuyến khích khi xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào 10

12 13,6 35 17,8

GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác

5 5,7 19 9,7

Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL và giáo viên thì đa số họ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông (80,7%). Tuy nhiên còn một số CBQL và giáo viên chƣa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hƣớng nghiệp (13,6%) cho là

GDHN không quan trọng với quan niệm “GDHN chỉ giúp học sinh đƣợc cộng điểm ƣu tiên, khuyến khích khi xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào 10”. Ngoài ra có 5,7% CBQL và giáo viên cho rằng GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác hoặc GDHN không có ý nghĩa giáo dục học sinh.

Nhìn chung, bảng số liệu chứng tỏ CBQL và giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GDHN, bên cạnh vẫn còn số ít CBQL và giáo viên chƣa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động GDHN đối với học sinh. Điều này sẽ rất nguy hiểm, một khi học sinh không có những hiểu biết nhất định về việc định hƣớng nghề nghiệp cho bản thân, dẫn điến việc học sinh lúng túng trong việc chọn nghề, chọn các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THCS, gây khó khăn trong công tác phân luồng học sinh,… không đáp ứng đƣợc sự nghiệp phát triển giáo dục và phát triển đất nƣớc. Do đó, đòi hỏi mọi CBQL và giáo viên ở tất cả các nhà trƣờng cần phải thật sự quan tâm đến hoạt động GDHN, phải xem GDHN nhƣ là một hoạt động bắt buộc và rất thiết thực.

Đối với học sinh, có 72,5 % học sinh cho rằng hoạt động GDHN là rất quan trọng và cần thiết. Rõ ràng đây là hoạt động nhận thức rất đúng đắn của các em. Các em cho rằng GDHN là một hoạt động cần thiết và bổ ích. Bởi vì thông qua hoạt động GDHN giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức, mở rộng và nâng cao hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp phù hợp với năng lực và yêu cầu của từng nghề trong xã hội. Chỉ có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc hết năng lực sở trƣờng của mình sau này và là điều kiện để các em thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, có 27,5% học sinh cho rằng hoạt động GDHN không quan trọng và không cần thiết, do đó các em ít tham gia hoạt động này, dẫn đến nhận thức của học sinh về nghề nghiệp còn hạn chế. Hậu quả là sau khi tốt nghiệp THCS, các em lúng túng trong việc lựa chọn hƣớng đi cho mình,

căn cứ vào năng lực, sở trƣờng của bản thân, nhu cầu của xã hội, dẫn đến sai lầm trong việc chọn nghề sau này.

* Thực trạng về mức độ hiểu biết nghề nghiệp của học sinh khi chọn nghề

Bảng 2.2: Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh

TT Những nội dung Mức độ hiểu biết N = 196 Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5 1 Hiểu biết về ngành nghề 0 20 69 86 21 3.55 4 2 Sự tƣ vấn của ngƣời khác 0 32 67 72 25 3.46 4 3 Uy tín của cơ sở đào tạo 0 50 52 56 38 3.42 4 4 Hiểu biết về thị trƣờng lao

động đối với ngành nghề 5 65 67 50 9 2.96 3

5 Những yêu cầu của nghề

đối với ngƣời lao động 8 62 70 45 11 2.94 3 Kết quả khảo sát tại bảng 2.2 cho thấy cơ bản học sinh có sự hiểu biết về nghề nghiệp khi chọn nghề. Tuy nhiên hiểu biết về thị trƣờng lao động đối với ngành nghề và những yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động thì rất hạn chế.

Điều này phản ánh thực tế ở các trƣờng, học sinh do không hiểu biết nhiều về thị trƣờng lao động do vậy với cùng một ngành học mà có nhiều trƣờng cùng đào tạo, học sinh vẫn tập trung thi vào các trƣờng có tiếng tại các thành phố lớn dẫn đến quá tải và căng thẳng ở một số trƣờng CĐ - ĐH lớn trong mỗi kì tuyển sinh hoặc thất nghiệp sau khi học xong. Kết hợp với phỏng vấn học sinh, chúng tôi đƣợc biết với nội dung 5, học sinh chỉ hiểu đơn thuần về điều kiện trúng tuyển để đƣợc theo học nghề đó mà chƣa biết đến yêu cầu của nghề về các điều kiện làm việc đối với ngƣời lao động. Các em hiểu biết về ngành nghề chủ yếu qua tƣ vấn và cơ sở đào tạo, chứng tỏ công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông là rất quan trọng. Từ kết quả khảo sát

này, các nhà trƣờng cần thực hiện tốt việc cung cấp những thông tin về ngành nghề đầy đủ và thiết thực hơn, cho học sinh trong các hoạt động GDHN, tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tƣ vấn về nghề nghiệp đối với học sinh.

* Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với sự lựa chọn nghề của học sinh.

Bảng 2.3. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đối với sự lựa chọn nghề của học sinh

TT Nội dung Mức độ ảnh hƣởng N = 196 Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5 1 Gia đình 0 5 40 80 71 4.11 4

2 Thầy cô giáo 0 3 46 85 62 4.05 4

3 Bạn bè 0 9 52 78 57 3.93 4

4 Các chuyên gia tƣ vấn 0 84 62 35 15 2.90 3

5 Các phƣơng tiện thông

tin đại chúng 0 12 59 70 55 3.86 4

6 Các yếu tố khác 0 87 68 38 3 2.78 3

Kết quả khảo sát tại bảng 2.3 cho thấy: trong số các yếu tố đƣa ra, các thông tin về nghề nghiệp qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, sự tƣ vấn của các thầy cô giáo và gia đình trong việc lựa chọn nghề của học sinh rất quan trọng ở mức độ khá (mức 4), điều này đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra đối với GDHN trong nhà trƣờng tuy nhiên do trình độ của giáo viên làm công tác GDHN có hạn chế chỉ cung cấp đƣợc các thông tin nội dung cơ bản. Yếu tố tƣ vấn của các chuyên gia và các yếu tố khác thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (mức 3) điều đó đánh giá đúng thực tế ở các nhà trƣờng vì hầu nhƣ các nhà trƣờng chƣa có sự phối hợp của các chuyên gia tƣ vấn trong hoạt động GDHN cho học sinh. Hoạt động tƣ vấn thƣờng chỉ đƣợc thực hiện vào thời kì các

trƣờng ĐH - CĐ thông báo tuyển sinh, một số cơ sở đào tạo tổ chức gặp mặt học sinh, sự tƣ vấn chủ yếu là giới thiệu về các cơ sở, ngành nghề đào tạo, cơ hội về việc làm của trƣờng đó.

Mặt khác, theo kết quả khảo sát ở bảng 2.4 với câu hỏi “Khi gặp khó khăn trong quá trình chọn nghề em thƣờng đến gặp ai để nhờ giúp đỡ?”, câu trả lời thu đƣợc nhiều nhất là GVCN. Nhƣ vậy, đối tƣợng trong nhà trƣờng có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự định hƣớng nghề của học sinh là đội ngũ GVCN.

Bảng 2.4. Đối tƣợng định hƣớng, giúp đỡ học sinh lựa chọn nghề

TT Các lực lƣợng giáo dục Mức độ thƣờng xuyên N = 196 Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5

1 Ban giám hiệu nhà trƣờng 0 12 136 40 8 3.22 3

2 Giáo viên chủ nhiệm 0 3 39 85 69 4.12 4

3 Giáo viên bộ môn 0 20 82 79 15 3.45 4

4 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 0 23 120 40 13 3.22 3

5 Gia đình (phụ huynh) học sinh 0 5 50 90 51 3.95 4

6 Đối tƣợng khác 0 20 126 35 15 3.23 3

Qua kết quả khảo sát này, các trƣờng cần tăng cƣờng vai trò tƣ vấn hƣớng nghiệp đối với học sinh, tăng cƣờng phối hợp để tổ chức các hình thức tƣ vấn với các chuyên gia để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ GDHN đối với học sinh THCS theo mục tiêu, yêu cầu của GDHN.

2.3.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hiệu quả GDHN ở nhà trƣờng đƣợc thể hiện qua mức độ hoàn thành các mục tiêu GDHN và mức độ tiếp thu kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng về thế giới quan, kỹ năng của học sinh đối với việc lựa chọn nghề cũng nhƣ thái độ đúng đắn khi học sinh quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở tƣơng lai cho bản thân.

Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ đạt mục tiêu GDHN tại nhà trƣờng

TT Nội dung

Mức độ hiệu quả (N=88) Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5 1 Kiến thức:

Học sinh hiểu đƣợc ý nghĩa tầm quan trọng của việc học môn GDHN.

0 2 30 40 16 3.80 4

Học sinh biết đƣợc một số thông tin cơ bản về phát triển KT-XH; về thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động, hệ thống giáo dục nghề, CĐ, ĐH 0 3 39 38 8 3.58 4 2 Kỹ năng:

Học sinh tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình.

0 4 36 39 9 3.60 4

Học sinh tìm kiếm đƣợc thông tin về ngành, nghề, thị trƣờng lao động, cơ sơ đào tạo

0 5 45 31 7 3.45 4 Học sinh định hƣớng và lựa chọn đƣợc nghề nghiệp trong tƣơng lai 0 3 41 37 7 3.55 4 3 Thái độ:

Học sinh chủ động tự tin trong việc chọn nghề phù hợp

0 5 40 41 2 3.45 4

Học sinh có hứng thú và hƣớng

chọn nghề đúng đắn. 0 0 31 41 16 3.83 4

Số liệu của bảng điều tra cho thấy đánh giá của CBQL và giáo viên đối với mức độ đạt mục tiêu GDHN ở nhà trƣờng có sự chênh lệch nhƣng không quá nhiều. Hầu hết CBQL và giáo viên đánh giá mức độ đạt mục tiêu GDHN với điểm trung bình ở mức đạt khá, chƣa đạt đƣợc mức tốt nhất.

2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện các nội dung GDHN

TT Các nội dung GDHN Mức độ thực hiện (N=88) Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5 1 Định hƣớng nghề 0 6 27 36 19 3.77 4 2 Tƣ vấn nghề 0 6 30 32 20 3.75 4 3 Lựa chọn nghề 0 8 31 30 19 3.68 4

Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy, các nội dung GDHN đều đƣợc thực hiện ở mức độ khá (Ā từ 3,42 đến 4,43). Nhìn chung công tác định hƣớng nghề đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua việc tích hợp trong các môn học nhằm giúp các em say mê học tập, thông qua đó giúp học sinh tự định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai từ niềm say mê môn học cùng với năng lực, sở trƣờng của mình. Tuy vậy, kết hợp với phỏng vấn một số giáo viên ở các nhà trƣờng, chúng tôi nhận thấy nội dung tƣ vấn nghề và lựa chọn nghề mới chỉ đƣợc thực hiện trong nội dung chƣơng trình GDHN dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên đƣợc phân công tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục này.

2.3.4. Thực trạng hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Về các hình thức đã sử dụng trong hoạt động GDHN, kết quả điều tra 88 CBQL và giáo viên đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động GDHN STT Các hình thức GDHN Mức độ thực hiện (N=88) Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5

1 GDHN thông qua dạy học

các bộ môn văn hóa 0 5 30 42 11 3.67 4

2

GDHN thông qua hoạt động lao động và dạy nghề phổ thông

0 7 18 35 28 3.95 4

3 GDHN qua các hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp 0 3 36 28 21 3.76 4

4

GDHN qua giới thiệu các ngành nghề trong xã hội và ở địa phƣơng

0 14 35 34 5 3.34 3

5

GDHN qua các hoạt động sinh hoạt hƣớng nghiệp của giáo viên nhà trƣờng

0 4 16 38 30 4.07 4

6

GDHN qua các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp của cơ sở đào tạo nghề, các trƣờng Cao đẳng, Trung cấp nghề, các doanh nghiệp …

0 21 28 30 9 3.31 3

Kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy: Nhìn chung các hình thức GDHN do nhà trƣờng tổ chức có kết quả tốt hơn các hình thức khác; các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục sau THCS, các doanh nghiệp, hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp của giáo viên còn hạn chế. Điều này phản ánh thực trạng việc phối hợp với các lực lƣợng giáo

dục ngoài nhà trƣờng trong các hoạt động GDHN còn hạn chế, rộng hơn là các công tác xã hội hóa để huy động các lực lƣợng tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng chƣa đáp ứng so với mục tiêu đề ra. Và công tác GDHN của giáo viên cũng cần có những phƣơng pháp tốt hơn.

Qua bảng trên cũng cho thấy, các hình thức GDHN của các nhà trƣờng chƣa thật sự phong phú, đa dạng và thiết thực. Việc tổ chức cho học sinh tham quan các làng nghề truyền thống vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm; chƣa có nhiều hoạt động ngoại khóa về GDHN.

Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến của các em về hình thức hƣớng nghiệp nào hiện nay mang lại hiệu quả nhất, phần lớn học sinh cho rằng, hình thức thông qua hoạt động sinh hoạt hƣớng nghiệp của nhà trƣờng. Điều đó cho thấy, trong thời gian qua, các nhà trƣờng có sự quan tâm đến hoạt động GDHN, có tổ chức chƣơng trình GDHN chính khóa cho học sinh và bƣớc đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để công tác GDHN trong nhà trƣờng đóng vai trò chủ đạo trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh, nhà trƣờng cần làm tốt hơn nữa công tác hƣớng nghiệp chính khóa, đồng thời cần phải tích hợp đồng bộ các hình thức GDHN trong nhà trƣờng một cách đa dạng, thiết thực và thƣờng xuyên, nhằm phát huy tối đa vai trò chủ đạo của mình.

2.3.5. Thực trạng về các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở

Kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy Ban giám hiệu, GVBM và GVCN là những lực lƣợng tham gia GDHN có hiệu quả nhất trong nhà trƣờng đƣợc đánh giá ở mức độ khá, tốt. Điều này phản ánh đúng thực tế GDHN ở các nhà trƣờng, đội ngũ giáo viên là lực lƣợng tham gia trực tiếp và mang lại hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động GDHN. Ban giám hiệu, gia đình, các cơ sở đào tạo nghề đƣợc đánh giá tham gia các hoạt động GDHN ở mức độ khá. Các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng (các doanh nghiệp, các đoàn thể và tổ chức

xã hội), gia đình, cơ sở đào tạo nghề, mức độ tham gia các hoạt động GDHN mới chỉ đạt mức độ bình thƣờng.

Bảng 2.8: Mức độ tham gia GDHN của các lực lƣợng giáo dục

TT Các lực lƣợng giáo dục Mức độ thực hiện (N=88) Điểm TB (Ā) Mức độ 1 2 3 4 5

1 Ban giám hiệu nhà trƣờng 0 0 9 27 52 4.49 5 2 Tổ trƣởng chuyên môn 0 3 27 38 20 3.85 4 3 Giáo viên chủ nhiệm 0 0 11 27 50 4.44 5 4 Giáo viên bộ môn 0 2 26 35 25 3.94 4 5 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 0 3 32 35 18 3.77 4 6 Hội cha mẹ học sinh 0 21 42 20 5 3.10 3 7 Gia đình (phụ huynh) học

sinh 0 10 30 36 12 3.57 4

8 Các cơ sở đào tạo nghề 0 12 36 34 6 3.39 3 9 Các doanh nghiệp 2 20 44 18 4 3.02 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)